ƯỚC MONG THẾ GIỚI LÂN HÒA HẢO,NHÀ PHẬT CON TIÊN HÉ MIỆNG CƯỜI
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

ƯỚC MONG THẾ GIỚI LÂN HÒA HẢO,NHÀ PHẬT CON TIÊN HÉ MIỆNG CƯỜI


 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Top posters
Admin (4647)
Niệm nhanh hay chậm khi hộ niệm Vote_lcapNiệm nhanh hay chậm khi hộ niệm I_voting_barNiệm nhanh hay chậm khi hộ niệm Vote_rcap 
Latest topics
» TÂM XÃ LÀ GÌ?
Niệm nhanh hay chậm khi hộ niệm Icon_minitimeby Admin Tue Apr 02, 2024 2:48 am

» 8 CON ĐƯỜNG CAO QUÝ ĐƯA TA ĐẾN GIÁC NGỘ GIẢI THOÁT
Niệm nhanh hay chậm khi hộ niệm Icon_minitimeby Admin Tue Apr 02, 2024 2:48 am

» TÂM CHAY LÀ GÌ?
Niệm nhanh hay chậm khi hộ niệm Icon_minitimeby Admin Tue Apr 02, 2024 2:45 am

» GIẢI NGHĨA:VỀ CAO TẦNG CỔ TỔ 9 ĐỜI
Niệm nhanh hay chậm khi hộ niệm Icon_minitimeby Admin Tue Apr 02, 2024 2:44 am

» GIẢI NGHĨA :BÀI NGUYỆN HƯƠNG TRƯỚC CỬU HUYỀN THẤT TỔ
Niệm nhanh hay chậm khi hộ niệm Icon_minitimeby Admin Tue Apr 02, 2024 2:43 am

» Phải Thiệt Ăn Chay, Không Ăn Ngũ Vị Tân, Tụng Kinh Là Gì.. Hòa Thượng Thích Trí Tịnh,95 Tuổi
Niệm nhanh hay chậm khi hộ niệm Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 4:00 am

» Hòa Thượng Thích Trí Tịnh kể chuyện bị quỷ vương tuyên chiến
Niệm nhanh hay chậm khi hộ niệm Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:56 am

» Lễ Khánh Tuế Hòa Thượng Thích Trí Tịnh - 95 Tuổi
Niệm nhanh hay chậm khi hộ niệm Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:54 am

» KHAI THỊ KHÁNH TUẾ 2010 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
Niệm nhanh hay chậm khi hộ niệm Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:53 am

» KHAI THỊ CHÚC TẾT 2010 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
Niệm nhanh hay chậm khi hộ niệm Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:52 am

» KHAI THỊ KHÁNH TUẾ 2012 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
Niệm nhanh hay chậm khi hộ niệm Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:51 am

» KHAI THỊ KHÁNH TUẾ 2013 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
Niệm nhanh hay chậm khi hộ niệm Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:50 am

» KHAI THỊ KHÁNH TUẾ 2008 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
Niệm nhanh hay chậm khi hộ niệm Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:50 am

» KHAI THỊ KHÁNH TUẾ 2011 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
Niệm nhanh hay chậm khi hộ niệm Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:49 am

» KHAI THỊ KHÁNH TUẾ 1993 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
Niệm nhanh hay chậm khi hộ niệm Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:48 am

» KHAI THỊ KHÁNH TUẾ 2009 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
Niệm nhanh hay chậm khi hộ niệm Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:45 am

» VẤN ĐÁP PHẬT PHÁP 1994 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
Niệm nhanh hay chậm khi hộ niệm Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:44 am

» PHÁP MÔN NIỆM PHẬT- HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ TỊNH
Niệm nhanh hay chậm khi hộ niệm Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:44 am

» HƯƠNG QUÊ CỰC LẠC Trọn bộ | Hoà Thượng Thích Thiền Tâm
Niệm nhanh hay chậm khi hộ niệm Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:39 am

» Tịnh Độ Quyết Nghi (Trọn bộ) - HT Thích Thiền Tâm
Niệm nhanh hay chậm khi hộ niệm Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:38 am


 

 Niệm nhanh hay chậm khi hộ niệm

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin

Admin


Nam Libra Rooster
Tổng số bài gửi : 4647
Points : 12281
Reputation : 0
Birthday : 19/10/1981
Join date : 23/08/2009
Age : 42
Đến từ : TÂN CHÂU
Job/hobbies : KỸ SƯ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Niệm nhanh hay chậm khi hộ niệm Empty
Bài gửiTiêu đề: Niệm nhanh hay chậm khi hộ niệm   Niệm nhanh hay chậm khi hộ niệm Icon_minitimeTue Oct 04, 2011 7:47 pm

Hỏi 1. Khi hộ niệm, chúng ta nên niệm nhanh hay niệm chậm? Theo như các tài liệu hộ niệm của Tịnh Tông Học Hội Úc Châu thì chỉ niệm nhanh khi hành giả đang hấp hối và sau khi tắt hơi 1 lúc. Nhưng em lại không biết rõ ràng là phải niệm nhanh bao lâu. Có người thì lại niệm nhanh suốt 8 hours. Em thấy niệm như vậy rất là tổn hơi, khó mà duy trì lâu dài. Xin sư huynh cho biết ý kiến. Cũng có ý kiến cho rằng niệm nhanh để đẩy thần thức lên hướng thượng, thật ra em cũng không biết có đúng hay không nữa.
Trả lời:
Khi hộ niện cho người bệnh chúng ta nên niệm theo tốc độ của người bệnh là tốt nhất, nghĩa là người bệnh niệm chậm ta niệm chậm, người bệnh niệm nhanh ta niệm nhanh. Nếu người bệnh không có quyết định gì cả thì ta nên niệm theo "Trung đạo", nghĩa là không nhanh không chậm (cỡ chừng 2 giây 1 niệm là được), không cao quá cũng không trầm quá.

Niệm 4 chữ A-di-đà Phật hay Nam mô A-di-đà Phật cũng tùy thuận theo người bệnh. Thông thường nên niệm từng tiếng rõ ràng là tốt nhất. Tuy nhiên, nhiều người bệnh đã quen theo các âm điệu riêng thì mình cũng nên cố gắng niệm theo âm điệu của người bệnh.

Nhưng khi niệm theo âm điệu, người hộ niệm phải rất cẩn thận, niệm tiếng rõ ràng, trong sáng, đừng nên kéo nhừa nhựa quá, hoặc âm thanh mờ đục, để cho người bệnh nhận rõ được từng tiếng "A ...Di...Đà...Phật" chứ không phải "A....i...à....ật", hay biến thành âm thanh xa lạ khác! Đây là sự thực, trong nhiều kinh nghiệm hộ niệm Diệu Âm đã từng gặp qua, chứ không phải nói đùa. Nhất là những người HỘ NIỆM nhiều quá, mệt mỏi, buồn ngủ, họ ngủ gục lúc đang niệm Phật, hoặc đôi khi đang nghĩ ngợi chuyện khác thành ra biến chữ A-di-đà Phật thành điều gì mà họ đang nghĩ đó. Điều này nguy hiểm cho người bệnh vì họ sẽ chìm trong những cảnh giới lạ, không niệm Phật được.

Khi người bệnh đang hấp hối, đang lâm chung, nên niệm rõ ràng từng tiếng, niệm chậm theo hơi thở, và niệm mạnh tiếng để họ cố gắng niệm theo. Lúc đang hấp hối mà người hộ niệm niệm nhanh quá thì người ra đi có thể nghe theo không kịp. Có thể, lúc người bệnh hắc hơi ra (sắp tắt hơi), cứ 1 hơi thở 1 câu "Nam-mô A-di-đà Phật" hoặc "A-di-đà Phật". Hoặc có người niệm như vầy, thấy người bệnh hắc ra 1 hơi thì niệm "A...", hắc lần nữa thì niệm "DI...", rồi "ĐÀ...", rồi "PHẬT...". Mỗi cái hắc hơi mỗi tiếng. Nói chung lúc hấp hối đều phải niệm chậm để nương cho người bệnh cố hết sức niệm theo mới tốt.

Khi tắt hơi thì người hộ niệm bắt đầu niệm mạnh, nhanh hơn, đông người hơn một chút rất tốt. Niệm khoảng 2 tiếng đồng hồ nên thay ca khác. Mỗi lần thay nên nhớ hồi hướng công đức cho hương linh. Khi thay ca thì ca khác sẽ niệm, niệm chậm hay nhanh sau đó đều được, nghĩa là trở lại bình thường, tùy theo sức niệm chung. Chú ý nên niệm đều và thành tâm là được.

Nên nhớ trong giai đoạn hắc hơi ra, người hộ niệm cần khai thị hướng dẫn thường xuyên, nhắc nhở người bệnh rằng, giờ xả bỏ báo thân đã sắp đến rồi, hãy vui vẻ lên, hãy buông xả tất cả, mau mau nhiếp tâm niệm Phật, chờ A-di-đà Phật đến tiếp dẫn. Đừng để ý đến bất cứ cảnh giới nào khác đang hiện ra, cứ nhiếp tâm niệm Adiđà Phật, chỉ một lòng theo Adiđà Phật vãng sanh, không theo bất cứ một ai khác, dù là Phật hay Bồ tát, cha mẹ, v.v...

Ngay lúc tắt hơi nên khai thị nhắc nhở liền, ngắn gọn như: "Bác, cụ, anh... đã phải bỏ báo thân rồi, mau nhiếp tâm niệm A di đà Phật cầu Phật tiếp dẫn vãng sanh Tây phương cực lạc". Rồi tiếp tục niệm Phật mạnh lên.

Hỏi 2: Lúc bình thường niệm Phật thì thật ra niệm chậm hay niệm nhanh là tốt?

Trả lời:Tùy theo mỗi người. Đây thuộc về công phu. Có người cảm ứng với cách niệm thật nhanh, mỗi giờ niệm 10 ngàn câu Phật hiệu mới nhiếp tâm thì tiếp tục niệm nhanh. Có người niệm chậm tha thiết mới cảm ứng thì cứ niệm chậm. Có người thích niệm theo máy thì niệm theo máy, có người thích niệm từng tiếng rõ ràng thì niệm theo từng tiếng rõ ràng. Tất cả đều được. Mỗi cách niệm đều có điểm mạnh và điểm yếu của nó. Mạnh hay yếu hoàn toàn tùy theo cá nhân.

Chư Tổ có để lại rất nhiều cách niệm là để đáp ứng với nhiều cách cảm ứng của người niệm Phật. Niệm chậm thuộc về "Phản văn trì danh", nghĩa là lắng nghe lấy tiếng niệm của mình để nhiếp tâm, phá tạp niệm. Niệm nhanh như "Kim cang trì danh" thì niệm rất nhanh, rất khẽ, không còn ra tiếng, lưỡi chỉ đánh đánh nhẹ vào hai hàm răng thôi, để những chuỗi câu Phật hiệu tiếp tục không rời, không để kẽ hở cho tạp niệm xen vào. Cách niệm này gíúp cho người niệm Phật một ngày có thể niệm tới 40 ngàn, 50 ngàn, ...100 ngàn, 160 ngàn câu Phật hiệu.

Đây là những cách công phu, mình không nên chê bai hay bài bác một cách nào được. Mỗi người đều hợp theo 1 phương cách riêng để nhiếp tâm. Điều chính yếu là phải rõ ràng, trong sáng, từng chữ từng câu minh bạch chứ không phải niệm lấy có, niệm dối.

Hỏi 3: Sư huynh có nói khi cộng tu thì niệm Phật "địa trung" 4 lần, mỗi lần 20 phút, vậy thì khoảng giữa của mỗi lần thì làm gì? Có phải sẽ tĩnh tọa không? Tại sao chỉ niệm có 20 phút mà không niệm lâu hơn?

Trả lời: Địa chung chứ không phải địa trung. Đây là phương pháp đã soạn sẵn cho một buổi cộng tu niệm Phật của Hội Tịnh tông thế giới, phù hợp với thời gian 3 giờ công phu mà thôi chứ không phải là quy tắc bất di bất dịch.

Cách cộng tu 3 giờ này có: tán Liên trì, tụng kinh A-di-đà, tụng chú vãng sanh, xướng tán Phật A-di-đà, Kinh hành niệm Phật (6 chữ), ngồi xuống niệm Phật (4 chữ), giữa hai thời điạ chung thì có Tịnh niệm (nghiã là niệm thầm trong tâm).

Trong 3 giờ công phu, hầu hết thời gian là niệm A-di-đà Phật, nhưng cách cộng tu uyển chuyển, người công tu được có lúc đi kinh hành, có lúc ngồi niệm theo điạ chung, có lúc tịnh niệm, có lúc lạy Phật, có lúc buông thư (tức là lúc thư giãn cho khỏi mỏi 5 phút) làm cho thời gian trôi qua rất nhanh, ai cũng có thể theo được, không chán. Rất hay. Hỏi 4: Sau khi tụi em niệm được vài tiếng, 3-4 hours gì đó thì g/đ đó có mời 1 vị tới ... vị đó tới thì bắt đầu đụng vào thân thể của người quá cố, tìm hơi ấm, vẽ chữ lên tay chân v.v... Khi em thấy vậy thì nhóm tụi em liền rút lui ra về vì cảm thấy không hợp với phương pháp trợ niệm của TTHH. Sau đó em có nghe các đồng tu khác kể lại là vị đó dùng tay ấn vô trán của người quá cố suốt buổi, và lúc đó .... CD lên mọi người niệm Phật theo, niệm rất nhanh.... Vì em cảm thấy phương pháp làm như vậy có thể ảnh hưởng tới việc vãng sanh....

Trả lời: Trên thế gian này có rất nhiều cách hộ niệm khác nhau. Diệu Âm chỉ biết cách hộ niệm cho người lâm chung vãng sanh về Tây phương cực lạc của Tịnh tông học hội, đây cũng Phương pháp của chư Tổ Tịnh Tông ứng dụng xưa nay cứu người vãng sanh Tây phương cực lạc. P/Pháp này là sự ứng dụng kinh Phật một cách cụ thể, chính xác và rất đúng theo các kinh A-di-đà, Vô lượng thọ, quán vô lượng thọ và các kinh đại thừa khác.

Còn những cách hộ niệm khác thì vì không biết cho nên không dám bàn tới! Trước đây Diệu Âm có đọc qua những cách gọi là trợ niệm rất lạ lùng, ví dụ như người hộ niệm lấy tay chận động mạch máu chính ở cổ của người bệnh, chỉ cho máu chạy lên đầu, không cho máu chạy xuống dưới (?). Phải tạo một vết thương cho chảy máu để thần thức theo đó mà xuất ra, v.v... những phương cách này nghe qua quá nguy hiểm! Mất tự nhiên! cũng không biết bắt nguồn từ đâu? Nên Diệu Âm quyết định không dám theo!

Có một sách khác trình bày cho người bệnh nghe đến những cảnh giới rất ghê sợ! Những người bình thường nghe đến nhiều khi cũng phải sợ rợn tóc gáy huống chi là người sắp chết. Điều này trái với cách hộ niệm của Tịnh độ tông. Tịnh độ tông thì làm cho người ra đi an lành, vui vẻ, ứng theo kinh gọi là tâm bất điên đảo, còn ở đây thì ngược lại. Thấy vậy Diệu Âm không dám theo.

Có nhiều cách gọi là "Hộ niệm", nhưng thực ra hình thức giống là pháp chiêu hồn, lên đồng, pháp cầu siêu sau khi chết, v.v... chứ không phải hộ niệm vãng sanh.

Có những pháp hộ niệm người chết, nhưng không phải giúp cho người sắp bỏ báo thân vãng sanh Cực lạc quốc của Phật Adiđà, mà họ giúp cho ngưòi chết thoát được cảnh giới xấu nào hay cảnh đó, nhất là ba đường ác, và cầu cho người đó tái sanh trở lại làm người, hoặc cũng có thể thành các vị Thần (A-tu-la), chứ không phải về nước cực lạc, v.v....

Tất cả những cách hộ niệm khác lạ này Diệu Âm không biết rõ, nên không dám phê bình đến. Chư vị muốn biết phải tự tìm hiểu lấy và nếu đem áp dụng thì đúng hay sai quí vị phải tự chịu trách nhiệm lấy về vấn đề nhân quả. Trong đời Diệu Âm đã chứng kiến tận mắt rất nhiều cuộc niệm Phật vãng sanh, thoại tường tốt bất khả tư nghì, người ra đi theo Adiđà Phật về tây phương, thật đúng như kinh Phật dạy. Thấy vậy Diệu Âm quyết lòng tin theo pháp hộ niệm của Tịnh tông và nhiệt lòng tuyên dương pháp này để cứu người vãng sanh. Quyết lòng không dám thay đổi, cũng không dám hiếu kỳ, hay bắt chước người khác thí nghiệm những phương pháp lạ.

Nhắc lại, Phương pháp hộ niệm của Tịnh Tông là giúp cho người sắp xả bỏ báo thân niệm câu Adiđà Phật cầu sanh Tịnh độ. Nếu người đi làm được ba điều Tín-Nguyện-Hạnh đầy đủ, hơn nữa được trợ niệm cẩn thận thì hình như người nào cũng ra đi an nhiên, nhiều tướng lành hiện ra bất khả tư nghì. Dựa vào kinh ấn chứng ta tin tưởng người đó được vãng sanh Cực lạc. Hiện tại ở VN hiện tượng này đã xảy ra khắp nơi, hàng ngày, thật là một cơ duyên thù thắng cho người VN.

Những điều cấm kỵ căn bản là:
* trong vòng 8 giờ từ lúc tắt thở,
- Không được đụng chạm vào thân xác người chết.
- Không được hiếu kỳ sờ mó, thăm dò hơi nóng
- Người thân kiêng cữ khóc lóc

Trường hợp nêu ra trong câu hỏi này thì thân xác đã bị đụng chạm, bị vẽ vời, bị ấn vào trán để làm phép gì đó, v.v.... nghĩa là bị đụng chạm quá sớm sau khi tắt thở. Đây là điều không hợp với cách hộ niệm của Tịnh tông.

Hỏi rằng, đó là phưong pháp gì? Có đúng không? Thần thức được vãng sanh không? Có bị nạn gì không? Sẽ đi về cảnh giới nào? ... Xin thưa rằng, Diệu Âm không biết. Chỉ biết chư Tổ Tịnh độ cấm làm như vậy!
Diệu Âm
Về Đầu Trang Go down
https://hoahaotanchau.forumvi.com
 
Niệm nhanh hay chậm khi hộ niệm
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
ƯỚC MONG THẾ GIỚI LÂN HÒA HẢO,NHÀ PHẬT CON TIÊN HÉ MIỆNG CƯỜI :: HƯỚNG TU PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ-
Chuyển đến