ƯỚC MONG THẾ GIỚI LÂN HÒA HẢO,NHÀ PHẬT CON TIÊN HÉ MIỆNG CƯỜI
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

ƯỚC MONG THẾ GIỚI LÂN HÒA HẢO,NHÀ PHẬT CON TIÊN HÉ MIỆNG CƯỜI


 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Top posters
Admin (4647)
LỤC HÒA                                           Vote_lcapLỤC HÒA                                           I_voting_barLỤC HÒA                                           Vote_rcap 
Latest topics
» TÂM XÃ LÀ GÌ?
LỤC HÒA                                           Icon_minitimeby Admin Tue Apr 02, 2024 2:48 am

» 8 CON ĐƯỜNG CAO QUÝ ĐƯA TA ĐẾN GIÁC NGỘ GIẢI THOÁT
LỤC HÒA                                           Icon_minitimeby Admin Tue Apr 02, 2024 2:48 am

» TÂM CHAY LÀ GÌ?
LỤC HÒA                                           Icon_minitimeby Admin Tue Apr 02, 2024 2:45 am

» GIẢI NGHĨA:VỀ CAO TẦNG CỔ TỔ 9 ĐỜI
LỤC HÒA                                           Icon_minitimeby Admin Tue Apr 02, 2024 2:44 am

» GIẢI NGHĨA :BÀI NGUYỆN HƯƠNG TRƯỚC CỬU HUYỀN THẤT TỔ
LỤC HÒA                                           Icon_minitimeby Admin Tue Apr 02, 2024 2:43 am

» Phải Thiệt Ăn Chay, Không Ăn Ngũ Vị Tân, Tụng Kinh Là Gì.. Hòa Thượng Thích Trí Tịnh,95 Tuổi
LỤC HÒA                                           Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 4:00 am

» Hòa Thượng Thích Trí Tịnh kể chuyện bị quỷ vương tuyên chiến
LỤC HÒA                                           Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:56 am

» Lễ Khánh Tuế Hòa Thượng Thích Trí Tịnh - 95 Tuổi
LỤC HÒA                                           Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:54 am

» KHAI THỊ KHÁNH TUẾ 2010 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
LỤC HÒA                                           Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:53 am

» KHAI THỊ CHÚC TẾT 2010 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
LỤC HÒA                                           Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:52 am

» KHAI THỊ KHÁNH TUẾ 2012 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
LỤC HÒA                                           Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:51 am

» KHAI THỊ KHÁNH TUẾ 2013 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
LỤC HÒA                                           Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:50 am

» KHAI THỊ KHÁNH TUẾ 2008 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
LỤC HÒA                                           Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:50 am

» KHAI THỊ KHÁNH TUẾ 2011 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
LỤC HÒA                                           Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:49 am

» KHAI THỊ KHÁNH TUẾ 1993 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
LỤC HÒA                                           Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:48 am

» KHAI THỊ KHÁNH TUẾ 2009 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
LỤC HÒA                                           Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:45 am

» VẤN ĐÁP PHẬT PHÁP 1994 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
LỤC HÒA                                           Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:44 am

» PHÁP MÔN NIỆM PHẬT- HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ TỊNH
LỤC HÒA                                           Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:44 am

» HƯƠNG QUÊ CỰC LẠC Trọn bộ | Hoà Thượng Thích Thiền Tâm
LỤC HÒA                                           Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:39 am

» Tịnh Độ Quyết Nghi (Trọn bộ) - HT Thích Thiền Tâm
LỤC HÒA                                           Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:38 am


 

 LỤC HÒA

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin

Admin


Nam Libra Rooster
Tổng số bài gửi : 4647
Points : 12281
Reputation : 0
Birthday : 19/10/1981
Join date : 23/08/2009
Age : 42
Đến từ : TÂN CHÂU
Job/hobbies : KỸ SƯ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

LỤC HÒA                                           Empty
Bài gửiTiêu đề: LỤC HÒA    LỤC HÒA                                           Icon_minitimeFri Feb 10, 2012 6:16 am

Kiếp con người ta chẳng khác nào con thuyền đang linh đinh trên bể cả, nếu chúng ta không có một cái la bàn để định hướng thì con thuyền sẽ đi về đâu? Chắc chắn là nó sẽ đi về một hướng vô định nào đó. Là một người biết lèo lái con thuyền, hãy định cho nó một hướng đi để thuyền đỡ chòng chành và chóng vượt khỏi trùng dương nguy hiểm. Con thuyền là như thế, còn con người thì sao? Là Phật tử chân chánh, một khi đã quyết chí đi theo con đường mà năm xưa Đức Từ Phụ đã đi, xin hãy định cho mình một hướng đi vững chắc nhất. Xin hãy về nương với Tam Bảo và tạo cho mình một cuộc sống trong tinh thần lục hòa. Tại sao phải sống trong tinh thần lục hòa? Trong cuộc sống chung đụng hằng ngày, không có gì tai hại cho bằng sự bất hòa. Sự bất hòa chẳng những làm băng hoại cuộc sống chung, mà còn gây ra sự ly tán nữa.

Trong gia đình mà anh em bất hòa, ắt ly tán; vợ chồng bất hòa, ắt gia đạo chẳng thành, con cái đau khổ, vì hễ gần cha thì xa mẹ, gần mẹ thì xa cha. Xóm làng bất hòa thì có rầy rà kiện cáo. Xã hội bất hòa, ắt có chiến tranh, loạn lạc. Sự bất hòa nó nguy hiểm bao nhiêu, thì sự nhu hòa nó cần thiết bấy nhiêu. Cổ nhân thường nói: "Dĩ hòa vi quý," nghĩa là cái ôn nhu hòa nhã là cái quý. Chính nhờ cái câu châm ngôn ấy mà có nhiều người đã thành công trong đại sự. Trong Tứ Thư cũng đã nói: "Thiên thời không bằng địa lợi; địa lợi không bằng nhân hòa," xem thế thì đủ biết Hòa là yếu tố cực kỳ quan trọng trong cuộc sống hằng ngày.

Là Phật tử, ta được cái may mắn là chính Đức Thế Tôn đã đặt ra sáu phương pháp cư xử với nhau cho hòa hợp từ vật chất đến tinh thần. Những cái hòa trong đạo Phật không đơn thuần chỉ làm cho cuộc sống yên ổn, mà chúng còn hướng chúng ta đến chỗ cao đẹp hơn, đến con đường giải thoát, toàn thiện và toàn mỹ. Hòa không có nghĩa là nhu nhược thụ động; hòa ở đây không phải là chiến thuật giai đoạn, mà hòa ở đây nhằm mục đích lợi mình, lợi người, và không có sự so đo giữa ta và người. Lục Hòa gồm những gì?

Thân Hòa cùng ở là thế nào?

Nghĩa là cùng nhau ở dưới một mái nhà, trong một tổ chức, hôm sớm có nhau, cùng ăn cùng ngủ, cùng học cùng tu... Khi đã sống chung thì phải hòa thuận, lấy sự ôn nhu hòa nhã làm đầu, chứ không dùng sức mạnh hoặc võ lực đánh đập nhau. Vì nếu ta dùng võ lực để tranh đua, thì ta nào có khác chi loài cầm thú. Chúng ta phải tỏ ra chúng ta là những con người, và con người hơn con thú ở chỗ có lý trí. Một khi đã ở chung nhau dưới một mái nhà, hoặc mái chùa, tuy không phải ruột thịt, nhưng những người con Phật luôn lấy cái hòa khí làm đầu, không bao giờ ỷ mạnh hiếp yếu, không bao giờ có thế mà đi hiếp cô thế. Sống trong xã hội, quốc gia và thế giới cũng vậy, luôn nhớ câu mà tiền nhân ta đã sống trong tình đùm bọc thương yêu: "Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn."

Tóm lại, người Phật tử dù ở đâu cũng hòa hảo và giúp đỡ mọi người. Sống như vậy thì sẽ không bao giờ có cảnh tương tranh, không bao giờ có cảnh mạnh được yếu thua. Có như vậy thì quả tình thế giới nầy là cõi Tịnh Độ.

Tại sao phải nói lời hòa hiệp, không tranh cãi nhau?

Muốn cho thân không đánh đập nhau thì phải giữ gìn cho được lời nói ôn nhu hòa nhã trong mọi trường hợp. Không bao giờ rầy rà cãi cọ với nhau. Nếu cứ ăn thua nhau từng câu nói; cứ tìm cách mỉa mai nhau; hạch hỏi nhau từng tiếng một thì làm sao mà không sanh ẩu đả. Trong gia đình, có khi vì lời nói bất hòa mà cha mẹ, anh em, vợ chồng ly tán, và có khi bôi mặt đá nhau như kẻ thù. Trong xã hội, quốc gia, có khi gây ra cảnh chiến tranh tương tàn chỉ vì lời nói không hòa nhã.

Tóm lại, Phật dạy thân hòa chưa đủ, phải hòa cả miệng nữa. Người Phật tử phải nói lời dịu dàng, hòa nhã. Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Mà hễ vừa lòng nhau rồi thì đâu có chuyện cãi lẫy, gây gổ nhau chi. Trong đạo Phật, khi có thắc mắc thì hỏi cho ra lẽ, mà hỏi trong ôn nhu hòa nhã, thì không ai có thể gây sự với mình cả.

Thế nào là ý hòa cùng vui?

Trong các thứ, ý là quan trọng hơn hết, nó chính là động cơ thúc đẩy miệng và thân. Ý mà không hòa là không có cái gì hòa cả. Bởi thế cho nên, bất kỳ là ở đâu ta nên giữ gìn ý tứ. Nếu ý tưởng hiền hòa thì thân và khẩu cũng hiền hòa. Trái lại, nếu ý ác thì thân và khẩu cũng ác theo. Bởi vì ý ta đã ác mà ta cố làm ra vẻ nhân từ đức hậu, thì đấy chỉ là bôi son trét phấn lên một cái mặt rổ chằng chịt, không sớm thì chầy cái lớp son phấn kia sẽ bị tan hoại và để trơ lại cái mặt rổ kia.

Đức Phật đã thấu rõ như thế, nên Ngài dạy chúng ta phải có thân, khẩu, ý cùng hòa hiệp khi chung sống với nhau, thiếu một trong ba thứ ấy, thì cuộc sống chung đụng chỉ là tạm bợ, là giả dối. Người Phật tử nên tu theo hạnh hỉ xả của Đức Như Lai để bỏ đi những phiền não và không chấp chặt trong lòng những lầm lỗi của người, từ đó ta sẽ cảm thấy thư thái nhẹ nhàng.

Thế nào là giới hòa cùng tu?

Trong bất cứ đoàn thể nào, từ gia đình đến bên ngoài xã hội cũng đều phải có qui luật. Muốn cho gia đình êm ái, hoặc tổ chức có trật tự thì mọi người đều phải trân trọng giữ gìn những qui luật đã đặt ra. Trong đạo Phật, người Phật tử muốn tiến tu thì phải tùy theo những giới mình đã thọ mà giữ. Có như vậy thì Tăng chúng mới hòa hợp và chuyện tu hành mới có kết quả được. Đối với những người Phật tử tại gia, cũng nên khuyên nhủ và nhắc nhở nhau cùng giữ giới. Khuyên nhủ làm sao mà không chạm đến lòng tự ái của người. Thí dụ như ta đã ăn chay được, thì ta cũng tìm cách khuyên bạn bè thân hữu cùng nhau ăn chay; khuyên một cách nhẹ nhàng êm ái, chứ không bao giờ bài bát hoặc đả kích người ăn mặn. Là Phật tử với thực tâm tu, nên luôn biết rằng có lắm khi vì nhân duyên, hoàn cảnh mà người chưa ăn chay được, nhưng với những giới khác thì người giữ được một cách thanh tịnh hơn ta.

Đức Phật đã dạy khi Phật tử đã chung sống với nhau, hễ thọ giới thì phải cùng nhau nhắc nhở giữ gìn triệt để những giới mà mình đã thọ. Chứ nếu không, thì sẽ chẳng bao giờ sống chung với nhau được.

Thế nào là kiến hòa đồng giải?

Trong sự chung sống hằng ngày, hễ mình biết được điều gì hay đẹp, thì cũng nên giải bày, chỉ bảo cho người khác. Có như thế trình độ hiểu biết sẽ không sai lệch nhau và sự tiến tu sẽ dễ dàng hơn. Hơn nữa, khi chia xẻ những gì mà mình biết cho người khác cùng biết là ta đã dẹp được sự ích kỷ, bỏn xẻn trong ta, ấy là ta đã tu thêm một bậc nữa rồi vậy.

Thế nào là lợi hòa đồng chia?

Tài lợi chính là đầu dây mối nhợ của mọi tranh đua, vì thế nếu xuất gia vào chùa thì mọi thứ nên chia đều nhau, không được chiếm hữu bất kỳ thứ gì làm của riêng vì như vậy là trưởng dưỡng lòng tham dục. Không được lựa cái tốt chừa cái xấu cho người, nghĩa là còn muốn đẹp muốn tốt, là trưởng dưỡng cái ngã chấp của mình. Người Phật tử tại gia cũng nên tìm mưu kế sinh nhai, nhưng đừng bỏn xẻn, hãy chia xẻ với những người nghèo khó cơ hàn, chia xẻ với tất lòng thành của mình. Người Phật tử luôn nên nhớ rằng những giàu sang phú quí chỉ là những hạt sương mai đọng trên đầu ngọn cỏ, khi ánh mặt trời lên thì còn được gì? Công danh vinh hiển chỉ là những bọt biển, chỉ cần một ngọn ba đào cũng đủ làm tan tành những bọt biển ấy. Hiểu được như vậy thì xã hội nầy sẽ bớt đi chênh lệch giàu nghèo và nhân loại sẽ bớt xung đột hơn.

Tóm lại, lục hòa không chỉ dành riêng cho các tăng ni xuất gia, mà chúng còn là những thang thuốc bổ cho người tại gia nữa. Thiếu một trong lục hòa nầy ta sẽ thấy có cái gì bất ổn trong cuộc sống hằng ngày. Xin Phật tử hãy hành trì lục hòa, khuyên người khác hành trì lục hòa để mọi người cùng hưởng sự lợi lạc.
Về Đầu Trang Go down
https://hoahaotanchau.forumvi.com
 
LỤC HÒA
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
ƯỚC MONG THẾ GIỚI LÂN HÒA HẢO,NHÀ PHẬT CON TIÊN HÉ MIỆNG CƯỜI :: PHẬT NGÔN-
Chuyển đến