ƯỚC MONG THẾ GIỚI LÂN HÒA HẢO,NHÀ PHẬT CON TIÊN HÉ MIỆNG CƯỜI
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

ƯỚC MONG THẾ GIỚI LÂN HÒA HẢO,NHÀ PHẬT CON TIÊN HÉ MIỆNG CƯỜI


 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Top posters
Admin (4647)
PHẬT NGÔN SƯU TẦM Vote_lcapPHẬT NGÔN SƯU TẦM I_voting_barPHẬT NGÔN SƯU TẦM Vote_rcap 
Latest topics
» TÂM XÃ LÀ GÌ?
PHẬT NGÔN SƯU TẦM Icon_minitimeby Admin Tue Apr 02, 2024 2:48 am

» 8 CON ĐƯỜNG CAO QUÝ ĐƯA TA ĐẾN GIÁC NGỘ GIẢI THOÁT
PHẬT NGÔN SƯU TẦM Icon_minitimeby Admin Tue Apr 02, 2024 2:48 am

» TÂM CHAY LÀ GÌ?
PHẬT NGÔN SƯU TẦM Icon_minitimeby Admin Tue Apr 02, 2024 2:45 am

» GIẢI NGHĨA:VỀ CAO TẦNG CỔ TỔ 9 ĐỜI
PHẬT NGÔN SƯU TẦM Icon_minitimeby Admin Tue Apr 02, 2024 2:44 am

» GIẢI NGHĨA :BÀI NGUYỆN HƯƠNG TRƯỚC CỬU HUYỀN THẤT TỔ
PHẬT NGÔN SƯU TẦM Icon_minitimeby Admin Tue Apr 02, 2024 2:43 am

» Phải Thiệt Ăn Chay, Không Ăn Ngũ Vị Tân, Tụng Kinh Là Gì.. Hòa Thượng Thích Trí Tịnh,95 Tuổi
PHẬT NGÔN SƯU TẦM Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 4:00 am

» Hòa Thượng Thích Trí Tịnh kể chuyện bị quỷ vương tuyên chiến
PHẬT NGÔN SƯU TẦM Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:56 am

» Lễ Khánh Tuế Hòa Thượng Thích Trí Tịnh - 95 Tuổi
PHẬT NGÔN SƯU TẦM Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:54 am

» KHAI THỊ KHÁNH TUẾ 2010 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
PHẬT NGÔN SƯU TẦM Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:53 am

» KHAI THỊ CHÚC TẾT 2010 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
PHẬT NGÔN SƯU TẦM Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:52 am

» KHAI THỊ KHÁNH TUẾ 2012 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
PHẬT NGÔN SƯU TẦM Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:51 am

» KHAI THỊ KHÁNH TUẾ 2013 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
PHẬT NGÔN SƯU TẦM Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:50 am

» KHAI THỊ KHÁNH TUẾ 2008 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
PHẬT NGÔN SƯU TẦM Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:50 am

» KHAI THỊ KHÁNH TUẾ 2011 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
PHẬT NGÔN SƯU TẦM Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:49 am

» KHAI THỊ KHÁNH TUẾ 1993 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
PHẬT NGÔN SƯU TẦM Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:48 am

» KHAI THỊ KHÁNH TUẾ 2009 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
PHẬT NGÔN SƯU TẦM Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:45 am

» VẤN ĐÁP PHẬT PHÁP 1994 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
PHẬT NGÔN SƯU TẦM Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:44 am

» PHÁP MÔN NIỆM PHẬT- HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ TỊNH
PHẬT NGÔN SƯU TẦM Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:44 am

» HƯƠNG QUÊ CỰC LẠC Trọn bộ | Hoà Thượng Thích Thiền Tâm
PHẬT NGÔN SƯU TẦM Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:39 am

» Tịnh Độ Quyết Nghi (Trọn bộ) - HT Thích Thiền Tâm
PHẬT NGÔN SƯU TẦM Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:38 am


 

 PHẬT NGÔN SƯU TẦM

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin

Admin


Nam Libra Rooster
Tổng số bài gửi : 4647
Points : 12281
Reputation : 0
Birthday : 19/10/1981
Join date : 23/08/2009
Age : 42
Đến từ : TÂN CHÂU
Job/hobbies : KỸ SƯ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

PHẬT NGÔN SƯU TẦM Empty
Bài gửiTiêu đề: PHẬT NGÔN SƯU TẦM   PHẬT NGÔN SƯU TẦM Icon_minitimeSat Aug 18, 2012 5:00 am

PHẬT NGÔN

* Chấm dứt các việc ác
Thực hiện những điều lành
Giữ tâm ý trong sạch
Ấy là lời đức Phật dạy (5)
Dhammapada XIV – 5

* Sao trăng có thể rơi
Núi đá có thể lở
Biển đại dương có thể cạn
Lời nói của đức Phật trăm kiếp ngàn đời vẫn Như Thật (33)
Kinh Dược Sư

* Hỡi chư tăng, tựa như nước của bể cả chỉ thấm nhuần một hương vị: Hương vị mặn của muối. Đạo lý của ta cũng chỉ thấm nhuần một hương vị: Hương vị của đạo Giải Thoát. (33)

* Ta chỉ là vị Phật đã thành, có nhiệm vụ khai thị Phật tính (Buddhata) cố hữu của các người. Kẻ nào phát huy được Phật tính tức sẽ thành Phật. (38)
Kinh Phạm Võng

* Hết thảy thế gian pháp không ngoài Phật pháp. (40)
Vimalakisti – Sutra

* Con người là hơn cả, vì có thể thực hiện được tất cả sự tốt đẹp. (43)
Kinh Hoa Nghiêm

* Đối với thực tại, không luận bản thể hay hiện tượng, đức Phật biết thế nào nói đúng như thế. Ba đời các đức Phật cũng đều nói như thế. (45)
Kinh Pháp Hoa

* Kinh Tăng Nhất A Hàm chép câu truyện: Một hôm, đức Phật đang trên đường đi hóa đạo tại Buddhagaya (Béranès) thì gặp một người Bà La Môn chặn lại và hỏi:
- Ngài có phải là một vị trời?
- Này Bà la Môn! Ta không phải là một vị trời. Đức Phật đáp.
- Vậy ngài có phải là quỉ Yaksa? Là thần Gandharva?
- Ta không phải là quỉ yaksa, không phải là thần Gandharva.
- Ngài có phải là người không?
- Ta là Người, nhưng không phải người - thường.
- Vậy ngài là gì?
- Này Bà La Môn! Nên biết: Ta chỉ là một đức Phật (Buddha), một đấng Giác Ngộ. (47)
Anguttara Nikaya

* Đừng tin tưởng một điều gì vì văn phong . Đừng tin tưởng điều gì vì vin vào một tập quán lưu truyền. Đừng tin tưởng điều gì vì cớ được nhiều người nói đi nhắc lại. Đừng tin tưởng điều gì dù là bút tích của thánh nhân. Đừng tin tưởng điều gì dù thói quen từ lâu khiến ta nhận là điều ấy đúng. Đừng tin tưởng điều gì do ta tưởng tượng ra lại nghĩ rằng một vị tối linh đã khai thị cho ta. Đừng tin tưởng bất cứ một điều ghì chỉ vin vào uy tín của các thầy dạy các người. Nhưng chỉ tin tưởng cái gì mà chính các người đã từng trải, kinh nghiệm và nhận là đúng, có lợi cho mình và kẻ khác, chỉ có cái đó mới là đích tối hậu thăng hoa cho con người và cuộc đời. Các người hãy lấy đó làm chỉ chuẩn. (51, 52)
Anguttara Nikaya

* Ai, trong suốt cuộc đời biết đem thân tâm làm việc phụng sự chúng sinh, tức người đó đã báo đáp được phần nào trong muôn một ân sâu chư Phật. (53)
Kinh Lăng Nghiêm

* Chẳng có hạnh phúc nào có thể so sánh được với sự yên tĩnh của tâm trí” (56)
Dighanikàya

* Nếu cõi đời không đau khổ, tối tăm, đức Phật đã không xuất hiện ở đời. (95)
Suddharmapundarikam

* “...Sau một thời gian, khi ta còn trẻ, niên thiếu, tóc đen nhánh, đầy đủ huyết khí của tuổi thanh xuân, trong thời vàng son cuộc đời, mặc dầu cha mẹ không bằng lòng, nước mắt đầy mặt thân khóc, ta cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Ta xuất gia như vậy, kẻ đi tìm cái gì chí thiện, tìm cầu vô thượng tối thắng đạo lộ, hướng đến tịch tịnh”
ARIYAPARIYESANA suttam XXVI

* Này các tỳ khưu, sau khi biết được lời Phạm Thiên yêu cầu, vì lòng từ bi đối với chúng sinh, với Phật nhãn ta nhìn quanh thế giới. Này các tỳ khưu, với Phật nhãn ta thấy có hạng chúng sinh ít nhiễm bụi đời nhiều nhiễm bụi đời, có hạng lợi căn động căn, có hạng thiện tính ác tính, có hạng dễ dạy khó dạy, và một ít thấy sự nguy hiểm phải tái sinh thế giới khác và sự nguy hiểm có những hành động lỗi lầm. Như trong hồ sen xanh, hồ sen hồng hay hồ sen trắng có một số hoa sen xanh, sen hồng hay sen trắng sinh ra dưới nước không bị nước đẫm ướt. Cũng vậy, này các tỳ khưu, với Phật nhãn, ta thấy có hạng chúng sinh ít nhiễm bụi đời, nhiều nhiễm bụi đời, có hạng lợi căn, có hạng độn căn, có hạng thiện tính ác tính, có hạng dễ dạy khó dạy, và một số ít thấy sự nguy hiểm phải tái sinh thế giới khác và sự nguy hiểm có những hành động lỗi lầm...(108)

* “Này các tỳ khưu, ta lại nghĩ: “Nay nhóm năm vị tỳ khưu ở tại đâu?” Này các tỳ khưu, với thiên nhãn thanh tịnh siêu nhân, ta thấy nhóm năm vị tỳ khưu hiện ở Bàrãnaĩ, tại Isipatana, vườn Lộc Uyển. Rồi này các tỳ khưu, sau khi ở tại Uruvelà lâu cho đến khi mãn ý, ta lên đường đi đến Bàrãnasĩ.
“Này các tỳ khưu, rồi ta tuần tự đi đến Bàrãnasĩ, Isipatana, vườn Lộc Uyển, đi đến chỗ nhóm năm vị tỳ khưu ở. Này các tỳ khưu, nhóm năm vị tỳ khưu khi thấy ta đằng xa đi đến, đã cùng nhau thỏa thuận như sau: “Này các Hiền giả, nay Sa môn Gotama đang đi đến; vị này sống trong sự sung túc, đã từ bỏ tinh cần, đã trở lui đời sống đầy đủ vật chất, chúng ta chớ có đính lễ, chớ có đứng dậy. Hãy đặt một chỗ ngồi, và nếu vị ấy muốn, vị ấy sẽ ngồi”. Này các tỳ khưu, nhưng khi ta đi đến gần, năm vị tỳ khưu ấy không thể giữ đúng điều đã thỏa thuận với nhau. Có người đến đón ta và cầm lấy y bát. Có người sắp đặt chỗ ngồi. Có người đem nước rửa chân đến.Nhưng các vị ấy gọi ta bằng tên với danh tù Hiền giả (Avuso). Này các tỳ khưu, khi nghe nói vậy, ta nói với nhóm năm vị tỳ khưu: “Này các tỳ khưu, chớ có gọi ta bằng tên và dùng danh từ Hiền giả. Này các tỳ khưu, Như Lai là bậc A La Hán, Chính Đẳng Giác. Hãy lắng tai, pháp bất tử đã chứng được. Ta giảng dạy, ta thuyết pháp. Sống đúng theo lời khuyến giáo, các người không bao lâu, sau khi tự tri, tự chứng, tự đạt ngay trong hiện tại, mục đích vô thượng của Phạm hạnh mà các Thiện nam tử xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình, các người sẽ an trụ”. Này các tỳ khưu, khi nghe nói vậy, nhóm năm vị tỳ khưu nói với ta: “Hiền giả Gotama, với nếp sống này, Hiền giả đã không chứng được Pháp siêu nhân, tri kiến đặc thù xứng đáng bậc Thánh; thì nay làm sao hiền giả, với nếp sống sung túc, với sự từ bỏ tinh cần, với sự trở lui đời sống vật chất đầy đủ, lại có thể chứng được Pháp siêu nhân, tri kiến đặc thù xứng đáng bậc Thánh”. Này các tỳ khưu, khi nghe nói vậy ta nói với nhóm nămvị tỳ khưu, Như Lai sống không sung túc, không từ bỏ tinh cần, không trở lui đời sống vật chất đầy đủ. Này các tỳ khưu, Như Lai là bậc A La Hán, Chính Đẳng Giác. Này các tỳ khưu, hãy lắng tai nghe Pháp bất tử đã chứng được. Ta giảng dạy, ta thuyết pháp..., và ta đã làm cho năm vị tỳ khưu chấp nhận”(110 -111)
Najjhima Nikaya I

* Này các con, hãy tôn kính tịnh giới, tịnh giới còn, đạo Ta còn. Những kinh luật, Ta đã dạy từ khi Ta thành Phật tới giờ, sẽ là nơi nương tựa, che chở cho các con. Những giáo pháp của Ta có những lợi ích, các con hãy cố gắng học và làm theo. Ở núi rừng, nơi bùn lầy nước đọng, bên bờ sông, dưới gốc cây, trong tĩnh thất, hoặc bất cứ nơi nào trầm lặng, các con hãy tưởng nhớ giáo pháp của ta. Đừng sao nhãng, vì một đời luống qua, không làm gì..., chỉ kết liễu trong ân hận hối quá!(115)
Kinh Di Giáo

* Trong Tam Luân Tông (Madhyamika) Bồ Tát Long Thọ (Nagarjuna) đề ra tám cái Không (Bát Bất).
Bất sinh, diệc bất diệt
Bất thường, diệc bất đoạn
Bất nhất, diệc bất nhị
Bất lai, diệc bất khứ
Nguyên văn chữ Phạn:
Anirodham anutpàdam.
Annucikedam ásàsvatam
Anekàrtham ananàrtham
Anàgamama anirgamam.
Theo thuyết “Bát Bất” trên đây, ta thấy: Vạn pháp do các nhân duyên hội ngộ mà sinh, nên gọi là bất sinh. Khi nhân duyên tán thì vạn pháp phải hủy diệt; nhưng đã không sinh thì làm gì có diệt, vì thế gọi là bất diệt. Và vạn pháp do nhân duyên sinh tất nhiên không tránh khỏi sự đổi thay, gọi là bất thường, vì vạn pháp không thật có nên cũng chẳng có gì là đoạn, nên gọi là bất đoạn. Vạn pháp sinh khởi chẳng giống nhau như mộng mạ và cây lứa, không phải là một, nên gọi là bất nhất. Nhưng cây lúa là do mộng mạ mà thành, nên gọi là bất dị. Vạn pháp vốn không có thật, nên gọi là bất lai, bất khứ.
Theo quan niệm mê chấp của thế gian, người ta cho rằng vạn pháp có sinh, có diệt, có thường, có đoạn, có một, có khác, có lại, có đi... Vì muốn khai thị cho thế nhân, nên Bồ Tát Long Thọ đã dùng tám thứ không là: không sinh, không diệt, không thường, không đoạn, không một, không khác, không lại, không đi để đả phá những nhận thức sai lầm của thế tục, tức phá bỏ triệt để các chấp tướng, chứ không phải phủ nhận cái “Thực Tướng Vô Tướng” của các pháp. Đây là lối dùng không môn để đi vào thực tướng Trung Đạo vậy.
Nền tảng Biện Chứng Pháp của Bồ Tát Long Thọ là nguyên lý nhân duyên và ngay tại đó ta đã thấy triết lý “Không” đưa tới chân lý Trung Đạo.
Trong bộ Trung Luận, chép:
“Nhân duyên sở sinh pháp
Ngã thuyết tức thị KHÔNG
Diệc danh vi GIẢ danh
Thị danh TRUNG đạo nghĩa”
Bản tính của các pháp là “Không”, chẳng phải vì lý do này hay lý do khác mà nó lại như thế. Chỉ vì tự tính của nó bao giờ cũng vẫn như thế (Pháp nhĩ như thị: Dharmata). Lập thuyết của Tam Luận Tông về chữ “Không” dẫn tới chân lý “trùng trùng duyên khởi” và “một là tất cả”, “tất cả là một” sự sự vô ngại pháp giới của tông phái Hoa Nghiêm (123 – 124)

* Sắc tức là không, không tức là sắc.
Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc...
Bỡi vì, các pháp vốn không thực tướng nên các pháp không sinh, không diệt, không nhơ, không sạch, không thêm, không bớt...(233)
Kinh Bát Nhã

* “Nếu chư tăng đồng ý cùng nhau, là thấy điều nào ít quan trọng, mặc dầu Như Lai đã chế định, nhưng sau chư tăng xét rằng không có thể thụ trì được nữa thì được phép sửa chữa”. (134)
Kinh Đại Niết Bàn

* “Luật Tạng được coi như sinh mệnh của Phật pháp” (146)
Luật Thiện Kiến

* Đại Thừa và Tiểu Thừa đều tùy tâm lượng chúng sinh mà đặt tên vậy. (157)
Lankàvatàra sutra

* “Khắp mười phương các đức Phật, chỉ có pháp Nhất Thừa (Ekayànam), không hai, cũng không ba; trừ khi đức Phật phương tiện thuyết”. (157)
Kinh Pháp Hoa

* “... Vào cuối thời mạt pháp, đạo Phật sẽ phục hoạt trở lại” (127)
Kinh Đại Bảo Tích

* Các người hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi (175)
Mahaparinibbana sutta

* “Khi ta tịch diệt rồi, hình tượng ta là hình tượng trưng hoàn toàn cho đức từ bi, trí tuệ của ta, không khác lúc ta tại thế. Trong đời mai sau, nếu có thiện nam, tín nữ nào chiêm ngưỡng hình tượng ta nên lấy đó làm gương mẫu cho đời sống cao cả, trong sáng của mình. Các đệ tử, hãy tinh tiến để tự giải thoát!” (182)
(Anguttaranikaya XXV)

* Giáo pháp của đức Phật ví như chiếc bè, đưa người qua sông; Chính Pháp còn phải bỏ đi, huống nữa là phi pháp. (185)
Kinh Kim Cương

* Hỡi các tỳ khưu, các thầy đừng nên để tâm trí vào những tư tưởng sau đây: Thế giới là hữu hạn, thế giới là vô cùng. Điều đó không quan trọng. Điều quan trọng là, ta dạy các thầy về Sự Khổ, Nguồn Gốc Sự Khổ, Đạo Diệt Khổ, và Con Đường Đi Đến Diệt Khổ. Những điều đó có ích, vì (chắc chắn) sẽ đưa các thầy đến cứu cánh của giác ngộ và giải thoát vậy. (188-189)
Samyatta Nikaya

* Hỡi các tỳ khưu, các thầy hãy là ngọn đuốc và nơi nương dựa cho chính mình. Các thầy đừng phó thác vào một chốn dung thân nào khác.
Các thầy hãy cương quyết chủ định vào chân lý.
Hãy lấy chân lý làm ngọn đuốc và nơi nương tựa cho mình. (189)
Mahaparinibbanasutta 11 – 33

* Phàm cái gì có hình tướng đều là giả dối, có sinh thì có diệt. (234)
Kinh Kim Cương.

* Cái Này có thì Cái Kia có;
Cái Này sinh thì Cái Kia sinh
Cái Này không thì Cái Kia không
Cái Này diệt thì Cái Kia diệt. (238-239)
Majjhimani Nikaya III-63

* Tùy theo nhân duyên mà hiện ra như là có sinh. Cho nên gọi là tạm CÓ. Bỡi không có tự tính, nên gọi là KHÔNG. (243)
Kinh Đại Bát Niết Bàn

* Đứng về phương diện Bản Thể, thì tất cả các pháp từ xưa tới nay, lìa các “tướng” như lời nói, chữ nghĩa, tư tưởng, tuyệt đối bình đẳng, không có thay đổi, không có hư hoại, cùng chung một Bản Thể Sáng Suốt Của Nhất Tâm, nên gọi là Chân Như. (246)
Luận Đại Thừa Khởi Tín.

* Khoảng không gian vô cùng tận do nguồn linh thức quá mạnh làm rung động một lượt “6 yếu tố công năng” và cùng quay chuyển biến mà sinh ra “phong đại” (Vent) trước. Và do những luồng gió thổi “quyện” các yếu tố lại tạo thành “không khí” (Atmosphère), rồi đến “địa đại” (Minéral), và do sự cọ xát giữa hai áp lực gió và không khí tạo thành lửa “hỏa đại” hay “điện lực” (Electricité); hơi nóng bốc lên gặp khí lạnh ép xuống thành nước “Thủy đại” (Océan). Lửa bốc lên, nước dội xuống làm cho lắn đọng lại và nguội dần, chỗ nào bằng phẳng là đất, chỗ nào sụt xuống là bể hay hồ ao; nơi nào sức nước mạnh hơn mọc ra cây cỏ... (254-256)
Surangama sutra, IV

* Không phải ở trên không trung
Không phải ở giữa đại dương
Không phải ở trong thâm sơn
Cũng không phải có một nơi nào người ta có thể tránh được nghiệp báo. (267)
Dhammapada, 127

* Kinh Milindapanhà ghi cuộc đối thoại giữa đức vua Milinda và thánh giả Nagasena
- “Thưa đại vương, nếu có người thắp một ngọn đèn, ngọn đèn ấy có thể cháy suốt đêm được không?
- Bạch Ngài, ngọn đèn có thể cháy đến sáng.
- Vậy ngọn đèn lúc canh một có phải chính là ngọn đèn lúc canh hai?
- Bạch Ngài, không.
- Ngọn đèn lúc canh hai với ngọn đèn lúc canh ba có phải cũng là một không?
- Bạch Ngài cũng không phải.
- Vậy thì, canh một có một ngọn đèn, canh hai có một ngọn đèn khác, và canh ba, một ngọn đèn nữa không?
- Bạch Ngài không phải thế, áng sáng suốt đêm chỉ là do một cây đèn tỏa ra mà thôi.
- Thưa đại vương, sự cảm giác bất biến ở một con người hay ở một chúng sinh khác cũng như thế. Con người phút này sinh thì con người phút khác diệt, nhưng con người ở phút sau không phải con người ở phút trước, nhưng cũng không phải khác với con người ở phút trước “phi nhất phi dị” (288-289)
Milindapanhà Sutta

* “Do hành diệt nên thức diệt”. Này các tỳ khưu, do vô minh diệt nên hành diệt có phải không? Hay ở đây “nghĩa” như thế nào? – “Bạch Thế Tôn, do vô minh diệt nên hành diệt. Như vậy đối với chung con (nghĩa) ở đây là thế: “Do vô minh diệt nên hành diệt”. Lành thay này các tỳ khưu, các người nói như vậy Ta cũng nói như vậy: “Cái này không có nên cái kia không có; cái này diệt nên cái kia diệt, như vô minh diệt nên hành diệt, hành diệt nên thức diệt, thức diệt nên danh sắc diệt, danh sắc diệt nên lục nhập diệt, lục nhập diệt nên xúc diệt, xúc diệt nên thụ diệt, thụ diệt nên ái diệt, ái diệt nên thủ diệt, thủ diệt nên hữu diệt, hữu diệt nên sinh diệt, sinh diệt nên lão tử, sầu bi khổ ưu não diệt. Như vậy là sự đoạn diệt của toàn bộ khổ uẩn này.
Này các tỳ khưu, các người biết như vậy, các ngươi có trở lui lại các giới cấm, tế tự (?) đàn tràng của các tục tử Sa Môn, Bà la Môn (và nghĩ rằng) chúng là căn bản không?
Này các tỳ khưu, có phải các ngươi chỉ nói những gì các ngươi tự biết, tự thấy, tự ý thức được?” – “Thưa vâng, bạch Thế Tôn”. – “Lành thay, này các tỳ khưu, các người đã được ta giới thiệu Chính Pháp, Pháp này tự chứng hiện tại, vượt ngoài thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự thân giác hiểu”. (299-301)
Mahatanhãsankhàyasuttam XXXVIII

* Trong tất cả các loài, con người đủ điều kiện hơn, như về trí khôn ngoan chẳng hạn. Nhất là về hoàn cảnh con người không quá khổ như địa ngục, không quá vui như thiên đường, và không ngu si như các loài thú vật. (309)
Kinh Ưu Bà Tắc.

* Đời sống con người vui tươi hay đau khổ, đều do con người tự quyết định và tạo lập lấy. (312)
Mahaparinibbana sutta

* Hết thảy thế gian pháp đều là Pháp Pháp (321)
Kinh Pháp Hoa
Về Đầu Trang Go down
https://hoahaotanchau.forumvi.com
 
PHẬT NGÔN SƯU TẦM
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Phật Ngôn, Danh Ngôn
» PHẬT NGÔN - THƠ KỆ
» Di Ngôn Sau Cùng Của Đức Phật
» Pháp Bảo Phật Ngôn
» Bi Kịch của Thành Vương Xá - Phật Thuyết Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật - Phật Âm

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
ƯỚC MONG THẾ GIỚI LÂN HÒA HẢO,NHÀ PHẬT CON TIÊN HÉ MIỆNG CƯỜI :: PHẬT NGÔN-
Chuyển đến