ƯỚC MONG THẾ GIỚI LÂN HÒA HẢO,NHÀ PHẬT CON TIÊN HÉ MIỆNG CƯỜI
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

ƯỚC MONG THẾ GIỚI LÂN HÒA HẢO,NHÀ PHẬT CON TIÊN HÉ MIỆNG CƯỜI


 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Top posters
Admin (4647)
Các Phương Pháp Trì Danh Niệm Phật Vote_lcapCác Phương Pháp Trì Danh Niệm Phật I_voting_barCác Phương Pháp Trì Danh Niệm Phật Vote_rcap 
Latest topics
» TÂM XÃ LÀ GÌ?
Các Phương Pháp Trì Danh Niệm Phật Icon_minitimeby Admin Tue Apr 02, 2024 2:48 am

» 8 CON ĐƯỜNG CAO QUÝ ĐƯA TA ĐẾN GIÁC NGỘ GIẢI THOÁT
Các Phương Pháp Trì Danh Niệm Phật Icon_minitimeby Admin Tue Apr 02, 2024 2:48 am

» TÂM CHAY LÀ GÌ?
Các Phương Pháp Trì Danh Niệm Phật Icon_minitimeby Admin Tue Apr 02, 2024 2:45 am

» GIẢI NGHĨA:VỀ CAO TẦNG CỔ TỔ 9 ĐỜI
Các Phương Pháp Trì Danh Niệm Phật Icon_minitimeby Admin Tue Apr 02, 2024 2:44 am

» GIẢI NGHĨA :BÀI NGUYỆN HƯƠNG TRƯỚC CỬU HUYỀN THẤT TỔ
Các Phương Pháp Trì Danh Niệm Phật Icon_minitimeby Admin Tue Apr 02, 2024 2:43 am

» Phải Thiệt Ăn Chay, Không Ăn Ngũ Vị Tân, Tụng Kinh Là Gì.. Hòa Thượng Thích Trí Tịnh,95 Tuổi
Các Phương Pháp Trì Danh Niệm Phật Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 4:00 am

» Hòa Thượng Thích Trí Tịnh kể chuyện bị quỷ vương tuyên chiến
Các Phương Pháp Trì Danh Niệm Phật Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:56 am

» Lễ Khánh Tuế Hòa Thượng Thích Trí Tịnh - 95 Tuổi
Các Phương Pháp Trì Danh Niệm Phật Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:54 am

» KHAI THỊ KHÁNH TUẾ 2010 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
Các Phương Pháp Trì Danh Niệm Phật Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:53 am

» KHAI THỊ CHÚC TẾT 2010 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
Các Phương Pháp Trì Danh Niệm Phật Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:52 am

» KHAI THỊ KHÁNH TUẾ 2012 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
Các Phương Pháp Trì Danh Niệm Phật Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:51 am

» KHAI THỊ KHÁNH TUẾ 2013 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
Các Phương Pháp Trì Danh Niệm Phật Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:50 am

» KHAI THỊ KHÁNH TUẾ 2008 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
Các Phương Pháp Trì Danh Niệm Phật Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:50 am

» KHAI THỊ KHÁNH TUẾ 2011 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
Các Phương Pháp Trì Danh Niệm Phật Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:49 am

» KHAI THỊ KHÁNH TUẾ 1993 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
Các Phương Pháp Trì Danh Niệm Phật Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:48 am

» KHAI THỊ KHÁNH TUẾ 2009 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
Các Phương Pháp Trì Danh Niệm Phật Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:45 am

» VẤN ĐÁP PHẬT PHÁP 1994 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
Các Phương Pháp Trì Danh Niệm Phật Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:44 am

» PHÁP MÔN NIỆM PHẬT- HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ TỊNH
Các Phương Pháp Trì Danh Niệm Phật Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:44 am

» HƯƠNG QUÊ CỰC LẠC Trọn bộ | Hoà Thượng Thích Thiền Tâm
Các Phương Pháp Trì Danh Niệm Phật Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:39 am

» Tịnh Độ Quyết Nghi (Trọn bộ) - HT Thích Thiền Tâm
Các Phương Pháp Trì Danh Niệm Phật Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:38 am


 

 Các Phương Pháp Trì Danh Niệm Phật

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin

Admin


Nam Libra Rooster
Tổng số bài gửi : 4647
Points : 12281
Reputation : 0
Birthday : 19/10/1981
Join date : 23/08/2009
Age : 42
Đến từ : TÂN CHÂU
Job/hobbies : KỸ SƯ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Các Phương Pháp Trì Danh Niệm Phật Empty
Bài gửiTiêu đề: Các Phương Pháp Trì Danh Niệm Phật   Các Phương Pháp Trì Danh Niệm Phật Icon_minitimeSat Sep 15, 2012 7:29 pm


Niệm Phật hay trì danh tức là đọc sáu chữ “Nam mô A Di Đà Phật.” Hoặc chỉ đọc bốn chữ “A Di Đà Phật” cũng được.

Sáu chữ này từ tiếng Phạn phiên âm ra. Nếu cắt nghĩa từng chữ một theo
một Phạn ngữ thì chỉ có bốn chữ mà thôi. Trước hết, chữ “Nam mô” có sáu
nghĩa; kính lễ, quy y, phụng thờ, cứu ngã, độ ngã, quy mạng. Chữ “A”
nghĩa là không, là vô. Chữ “Di Đà” nghĩa là lượng. Chữ “Phật” nghĩa là
giác giả. Hợp cả bốn chữ lại có nghĩa là quy y kính lễ đấng Giác ngộ Vô
lượng.

Đức Phật A Di Đà là Giáo chủ Thế giới Cực lạc, Ngài đã từng phát nguyện
rằng ai niệm danh hiệu Ngài, lúc lâm chung sẽ được Ngài tiếp dẫn sanh về
nước Cực lạc (xem lại đại nguyện 18, 19 và 20). Vì thế, về sau căn cứ
về đó mà xưng niệm danh hiệu Ngài.

Lại nữa, trong kinh “Phật thuyết A Di Đà” dạy rằng: “Đức Phật kia cùng
nhân dân đều có thọ mạng vô lượng vô biên A tăng kỳ kiếp Cho nên, gọi là
A Di Đà.” Thọ mạng nghĩa là thân mạng sống lâu; A tăng kỳ nghĩa là vô
số không thể đếm được. Vì thế, có chỗ gọi Ngài là đức Phật Vô lượng thọ.
Khi xưng niệm, ta có thể đọc: “Nam mô vô lượng thọ Phật.” Nhưng nói vô
lượng thọ thì hai chữ vô lượng bị hạn cuộc trong phạm vi hẹp hòi của sự
thọ mạng mà thôi. Kỳ thực ra, A Di Đà còn bao hàm cả nghĩa vô lượng
quang minh, vô lượng công đức v.v… Bất cứ đức tánh nào của Ngài cũng vô
lượng cả. Vì vậy cứ để nguyên âm mà xưng niệm, ý nghĩa mới rộng rãi, hợp
lý và bao quát được mọi khía cạnh khác như: Tôn nghiêm Vô lượng, Từ bi
Vô lượng, Trí tuệ Vô lượng Thần thông Vô lượng, Thiện xảo Vô lượng v.v…

Vì muốn thích hợp với mọi hoàn cảnh mọi tâm niệm, mọi căn cơ, nên cùng
một việc niệm Phật mà có nhiều phương pháp sai khác nhau, mỗi phương
pháp lại có một tác dụng đặc biệt riêng của nó. Khi niệm Phật, người tu
hành nên y theo các phương pháp nêu ra sau đây, chọn lấy phương pháp nào
thích hợp nhất với căn cơ và hoàn cảnh mình mà hành trì. Nếu tu niệm
trong một thời gian mà thấy rằng phương pháp mình đã chọn lựa không trấn
tỉnh được tâm cảnh vọng động thì nên bỏ phương pháp đó, chọn lại một
phương pháp khác, lắm lúc phải chọn đi chọn lại năm bảy lần mới tìm ra
một phương pháp thật thích hợp. Phương pháp nào trấn định được tâm cảnh,
tiêu trừ được mọi vọng niệm thì là phương pháp hay nhất đối với mình.
Cũng như đối với thầy thuốc, phương thang nào chữa đúng căn bệnh là
phương thang hay. Đối với chúng sanh, vọng niệm là căn bệnh, thuốc là
danh hiệu Phật, hễ phương pháp nào trừ được căn bệnh vọng niệm, ấy là
phương pháp thiện xảo nhất, đừng nên câu nệ.

Sau đây, xin giải thích rõ từng phương pháp một để hành giả y theo mà
hành trì cho phải phép. Lại nên nhớ thêm rằng “Trì danh” là phương pháp
tụng niệm của đường lối tu Tịnh độ. Đó là một điểm trọng yếu.

a) Niệm cao tiếng: Đem hết cả tinh lực toàn thân dồn vào trong
một câu niệm Phật khác nào những tiếng đại hồng chung, những tiếng sư tử
rống ác cả trời đất Vũ trụ. Theo phương pháp này bị hao hơi rát cổ
nhiều, không thể trì niệm lâu được. Tuy nhiên, nó có công năng đối trị
được bệnh hôn trầm giải đãi, trừ khử được tạp niệm lăng nhăng. Khi niệm
Phật nếu thấy mơ màng muốn ngủ gục, hoặc thấy tư tưởng bị chao động,
hành giả nên mạnh mẽ đề khởi tinh thần, cất cao vọng niệm to tiếng làm
trí não thức tỉnh, chánh niệm khôi phục và sẽ được linh hoạt như cũ.
Niệm Phật cao tiếng có tác dụng rất lớn lao. Hơn nữa nó còn làm cho
người hai bên nghe rõ tiếng niệm và khiến họ lần lần sanh khởi tâm niệm
Phật.

Ngày xưa, lúc Ngài Vĩnh Minh Thọ Thuyền sư niệm Phật tại chóp núi Nam
Bình, tỉnh Hàng Châu, những người qua lại dưới chân núi nghe tiếng rang
rảng như tiếng nhạc trời đánh giữa hư không, khiến cho ai nấy đều rất
thâm cảm. Chính Ngài đã áp dụng phương pháp này vậy.

b) Mặc niệm: Lúc niệm, môi miệng chỉ hơi mấp máy, không phát ra
tiếng; Người ngoài nhìn vào, không biết là đương niệm. Tuy không phát ra
tiếng, nhưng 6 chữ “Nam mô A Di Đà Phật” đương sáng ngời và rang rảng
trong tâm thức hành giả, vô cùng rõ ràng. Nhờ sự sáng ngời và rang rảng
ấy mà tâm thần định tĩnh, chánh niệm ngưng tụ thành một khối, khiến cho
hiệu lực của nó không khác hiệu lực của niệm Phật có tiếng

Phương pháp niệm này có thể áp dụng trong khi nằm nghỉ, khi tắm rửa, lúc
bệnh hoạn, lúc phóng uế, hoặc trong khi đương ở hội trường công cộng
hay khi lữ thứ tha phương v.v… tóm lại là trong những trường hợp không
tiện niệm ra tiếng.

c) Niệm Kim Cang: Niệm thư thả, hòa hoãn tiếng không lớn quá,
không nhỏ quá. Bất luận là niệm 4 chữ, hay 6 chữ, hành giả vừa niệm vừa
lắng tai nghe lại tiếng niệm của mình từng chữ một, thật rõ ràng. Cứ vừa
niệm vừa nghe như thế, trí óc sẽ không bị xao lãng và tâm thần định
được.

Phương pháp niệm này hiệu lực rất lớn lao, Cho nên, đem ví dụ với ngọc
kim cang. Kim nghĩa là vàng, thí dụ cho sự cô đọng cẩn mật; cang nghĩa
là cứng, thí dụ cho sự cứng rắn. Vừa cẩn mật vừa cứng rắn thì ngoại cảnh
khó xâm nhập và tạp niệm dễ bị đánh tan.

Trong lúc phương pháp niệm Phật, phương pháp này thường được dùng hơn
hết. Với phương pháp này lại có tên là phản văn niệm Phật nghĩa là niệm
chữ nào trở lại nghe chữ ấy, chữ ra từ miệng lại trở về lại tai.

d) Niệm giác chiếu: Một mặt xưng danh hiệu Phật, một mặt quay tâm
trí của mình trở lui soi xét tự tánh. Với phương pháp này, cảnh đối
tượng trước mắt đều bị đẩy lùi hết, chỉ còn một cảm giác linh động trong
tâm thôi. Ấy là cảm giác tâm Phật, thân Phật, cả hai cùng ngưng tụ
thành một khối sáng chói lọi, tròn vành vạnh. Ngoài ra, các cảnh giới
bao la trong mười phương như sơn hà đại địa, nhà cửa khí cụ, nhất nhất
thảy đều mất tung tích cho đến thân tứ đại của hành giả cũng không biết
lạc mất chỗ nào. Được như vậy thí báo thân tuy chưa xả mà cảnh Tịch
quang đã chứng. Danh hiệu Phật vừa tuyên lên là đồng thời hành giả chứng
nhập tam muội, đem thân phàm phu dự vào cảnh giới chư Phật.

Thật không có phương pháp nào so bằng phương pháp này. Nhưng có điều
đáng tiếc là, phi bậc thượng trí, ít ai lãnh hội và thực hành nổi. Vì
vậy mà sức cảm hóa của phương này có hơi hẹp

đ) Niệm quán tưởng: Một mặt xưng danh hiệu Phật, mặt khác quán
tưởng thân Phật và Bồ tát trang nghiêm đang đứng trước mặt ta. Do tự kỷ
ám thị tưởng tượng ra các cảnh như cảnh Phật đương đưa tay thoa đầu ta
hoặc lấy áo phủ lên mình ta, hoặc như cảnh đức Quan Âm và đức Thế Chí
đương đứng hầu hai bên đức Phật, còn Thánh chúng thì đương đoanh vây hai
bên thân ta. Lại có thể quán tưởng cảnh đất vàng, hồ báu của thế giới
Cực lạc với lâu đài tráng lệ, lưới báu bủa giăng, hoa nở chim kêu đương
phát ra tiếng niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng v.v…

Nếu quán tưởng này đã thành thục, thì tuy nhục thân đương ở cõi Ta bà mà
thức thần đã dạo chơi trên Cực lạc. Hoặc nếu quán tưởng chưa chơn thuần
thì nó vẫn có thể làm trợ duyên cho sự niệm Phật bằng cách giúp cho
tịnh nghiệp dễ dàng thành tựu.

Phép tu quán tưởng này lâu ngày càng thuần thục càng tạo được một ấn
tượng rõ ràng và sâu sắc trong tầm mắt của hành giả. Một ngày kia, khi
báo thân suy tạ, trần duyên ở cõi đời này dù cám dỗ đến đâu, cũng khó
lôi cuốn khiến phải liên lụy. Như vậy, thắng cảnh Cực lạc nhất thời đã
hiển hiện ra trước mắt rồi.

e) Niệm truy đảnh: Cũng giống như phép niệm Kim cang nói đoạn
trước, nhưng giữa chữ trước và chữ sau, giữa câu trước và câu sau, đừng
để xen hở. Chữ nọ bồi vào chữ kia, câu sau chồng lên câu trước, trung
gian không cho dứt hở, nên gọi truy đảnh. Truy nghĩa là đuổi theo, đảnh
nghĩa là đầu.

Nhơn vì chữ truy đảnh, câu câu truy đảnh một cách chặt chẽ, nên tạp niệm
không cách gì xen vào được. Trong lúc niệm, do trong lòng tình tự khẩn
trương, tâm và khẩu cùng xúc tiến một lần, phát sanh được chánh niệm.
Oai lực của chánh niệm càng lớn càng lấn át tất cả, làm cho tâm tưởng vô
minh tạm thời phải chìm lặng.

Phương pháp niệm này có hiệu lực rất lớn, xưa nay thường được số đông các bậc tu tịnh nghiệp dùng đến.

g) Niệm lễ bái: Đồng thời trong khi miệng niệm thì thân lạy, hoặc
niệm xong một câu lạy một lạy, hoặc bất câu miệng niệm nhiều hay ít, hễ
cứ miệng niệm thì thân lạy, thân lạy thì miệng niệm.

Có niệm có lạy liên tục nên khiến cho thân khẩu hợp nhứt; đồng thời
trong lúc ấy, ý nghĩ đến Phật nên cả tam nghiệp thân, khẩu, ý cũng tập
trung, 6 căn đều thâu nhiếp. Như vậy, toàn bộ thân tâm cùng hết thảy các
giác quan đều quy về một mối, không còn có chỗ hở nào cho trần sự chen
vào, cũng không có một tâm niệm nào khác làm chao động tâm niệm tưởng
Phật, nhớ Phật.

Muốn áp dụng phương pháp này, phải đặc biệt tinh tấn. Hiệu lực của nó
cũng đặc biệt lớn lao. Duy chỉ có một điều hại là lễ bái quá nhiều thì
sinh nhọc sức, phí hơi thở; người yếu không làm nổi. Vậy chỉ nên kiêm
dụng với các phương pháp khác, chứ không nên chuyên trì, sợ e mất sức,
sanh bệnh.

h) Niệm từng loạt 10 niệm (sổ thập): Khi niệm dùng chuỗi hạt để
ghi số loạt, cứ mỗi loạt mười câu. Sự ghi số có nhiều cách: hoặc niệm 3
câu một hơi, làm như vậy 3 lần, đến câu tiếp thì lần một hạt chấm câu;
hoặc 3 câu một hơi, rồi 2 câu một hơi nữa, như vậy 2 lần rồi lần một
hạt. Như vậy là cứ mỗi khi lần một hạt chuỗi tức là đã niệm xong 10
niệm.

Phương pháp này bắt buộc tâm hành giả vừa niệm Phật, lại vừa phải nhớ số
câu niệm, Cho nên, dù tâm không chuyên, buộc cũng phải chuyên. Nhờ có
sự cưỡng bức ấy mà đối trị được các tạp niệm lăng xăng, tâm trở nên
chuyên nhứt. Thật là một phương pháp hay và rất thích nghi với những kẻ
nào tâm niệm quá chao động.

i) Niệm đếm theo hơi thở (sổ tức): Niệm như pháp truy đảnh trước
kia, không kể số danh hiệu Phật niệm được nhiều hay ít, chỉ dùng hơi thở
làm chừng. Bắt đầu thở ra thì niệm cho đến khi hết hơi thở, nghỉ niệm
mà hít thở vào. Khi thở ra lại, tiếp tục niệm như trước. Cứ 10 lần như
vậy, thì gọi là 10 hơi niệm.

Phương pháp này sở dĩ thiết lập ra đặc biệt dành riêng cho những người
quá bận rộn, tiện cho sự thực hành hằng ngày. Chẳng hạn như, mỗi ngày
sáng sớm ngủ dậy, sau khi rửa mặt súc miệng xong, day mặt về hướng Tây
hoặc hướng trước Phật đài, bỏ ra 5 phút là niệm xong 10 hơi. Công việc
không khó, như người tập thể thao làm những cử động hô hấp. Nếu ngày nào
cũng chuyên cần như vậy, thì cũng nhất định được vãng sanh.

Đây là căn cứ theo đại nguyện thứ 18 của đức Phật A Di Đà (xem trước) mà
thiết lập phương này. Các vị Cổ đức nghiên cứu và tu tập phương pháp
thập niệm, chính là phương pháp niệm theo 10 hơi thở này.

k) Niệm theo thời khóa nhất định: Điều tối kỵ nhất trong phép
niệm Phật là lúc bắt đầu thì hăng hái mà về sau lại giải đãi. Sở dĩ có
sự thủy cần chung dải như vậy là vì không có tâm hằng thường. Cho nên,
để giữ cho được thủy chung như nhứt, ngay từ khi sơ phát tâm niệm Phật,
hành giả cần phải tự vạch cho mình một thời khóa biểu nhứt định. Một khi
thời khóa biểu đã vạch sẵn rồi thì ngày ngày cứ y theo đó mà thực hành,
tự gây cho mình một thói quen, và có như thế mới giữ được đạo tâm bất
thoái. Trong buổi đầu, niệm nhiều hay ít chưa phải là điều quan trọng vì
nhiều hay ít còn tùy thuộc năng lực và hoàn cảnh riêng biệt của từng cá
nhân; quan trọng là tại chỗ thường thời thực hành, đều đều và chuyên
nhất.

Người xưa có vị mỗi ngày niệm đến 10 vạn hiệu. Vị nào ít lắm cũng 5 vạn.
Công hạnh tu hành của họ thật là tinh tấn dũng mãnh! Ngày nay, hoàn
cảnh thay đổi khác xưa rất xa mà lực lượng của tự thân ta cũng không
bằng, vậy ta nên châm chước hoạch định một công khóa, thật sát với hoàn
cảnh và vừa sức của ta, để thực hành cho đúng mức. Sau khi đã hoạch định
rồi thì dù gặp phải công việc bận rộn đến đâu, cũng phải cố gắng hoàn
thành công khóa. Vạn nhất, vì một lẽ nào đó mà không hoàn tất được ngày
ấy thì qua hôm sau phải bổ khuyết kịp thời, chớ nên để rày lần mai lửa,
tạo thành cho ta một thói xấu rất có hại về sau.

Trong khi vạch khóa trình, nên tránh hai cực đoan. Cực đoan thứ nhứt là
vì sự hăng hái trong buổi đầu, tự định cho mình một khóa trình quá
nhiều, về sau đuối sức theo không kịp, rồi vì vậy bỏ luôn. Cực đoan thứ
hai là vì sự e ngại về sau theo không kịp, nên dè đặt tự định cho mình
một khóa trình quá ít, không thấm vào đâu, rồi cũng dễ sinh ra giải đãi.
Cả hai cực đoan đều đến kết quả như nhau. Cho nên, trong khi quyết định
khóa trình, cần phải tế nhị châm chước dung hòa giữa hoàn cảnh và năng
lực thế nào thích trung mới được lâu dài và hữu hiệu

l) Niệm bất cứ lúc nào: Với những hành giả đã huân tập được tịnh
chủng khá thành thục thì tự nhiên phát ra những tiếng niệm Phật bất cứ
lúc nào, cơ hồ như có một sức lực dũng mãnh nào bên trong thúc đẩy,
khiến cho hành giả hằng tiến không lùi. Vì vậy mà dù công khóa đã hoàn
tất, các vị này vẫn chưa cho là đủ, nên trừ ngoài giấc ngủ, bất luận
ngày đêm, trong bốn oai nghi là đi, đứng, nằm, ngồi, không lúc nào,
không chốn nào, là không niệm Phật. Như vậy câu “Nam mô A Di Đà Phật”
không lúc nào rời khỏi miệng, lâu ngày thành tập quán.

Truyện vãng sanh của người xưa còn ghi chép lại rất nhiều trường hợp
vãng sanh do pháp môn niệm Phật này đem lại. Như có ông thợ rèn, tay đập
búa miệng niệm Phật; bà làm nghề đậu hủ, tay xay đậu miệng niệm Phật;
về sau, khi vừa dứt tiếng niệm Phật, cả hai đều được đức Phật phóng hào
quang tiếp dẫn và đều được tọa hóa vãng sanh Cực lạc.

Chúng ta nên lấy đó làm gương. Nếu niệm được đến trình độ ấy thì dù có
định khóa trình, hay không còn định khóa trình, không còn là vấn đề nữa.

m) Niệm hay không niệm vẫn là niệm: Phép niệm Phật nói ở đoạn
trên là chỉ sự niệm thành tiếng, phát ra nơi cửa miệng, trong 4 oai nghi
đi, đứng, nằm, ngồi. Chữ NIỆM trong đoạn này là chỉ tâm niệm (tâm niệm
nhớ nghĩ đến Phật). Nói “niệm hay không niệm vẫn là niệm” có nghĩa là
bất kể niệm thành lời hay không, luôn luôn trong tâm vẫn tưởng nhớ đến
Phật, tức là vẫn có niệm Phật.

Sở dĩ miệng phải niệm Phật là cốt nhắc cho trong tâm tưởng nhớ đến Phật.
Giờ đây, dù cho khi miệng không niệm mà tâm vẫn có tưởng nhớ, như thế
cứu cánh của phép trì danh niệm Phật đã đạt được rồi vậy.

Nếu hành giả thực hiện được phép “không niệm mà niệm” thì bất luận thời
gian nào, bất luận miệng có trì danh hay không trì danh, tâm lý lúc nào
cũng vẫn để vào Phật. Như vậy, tịnh niệm đã kiên cường liên tục không
hở, lòng như rào sắt vách đồng, gió thổi cũng không lọt, ai muốn đập phá
cũng không xuể, quyết không còn một trần niệm ô nhiễm nào có thể đột
nhập, khiến cho tâm chao động được. Lúc ấy, phép niệm Phật tam muội tự
nhiên thành tựu, quả vãng sanh không cầu mà tự đến.

Người xưa nói “niệm mà không niệm, không niệm mà niệm” tức là chỉ cho
cảnh giới này vậy. Nếu không phải là người niệm Phật đã lâu năm, và do
đó, công hạnh đã thuần thục, thì quyết không thực hành được pháp môn
này. Hàng sơ cơ quả thật khó mà noi theo.

Trích trong Tâm Như – Trí Thủ












Các Phương Pháp Trì Danh Niệm Phật User_offline















Các Phương Pháp Trì Danh Niệm Phật Quote
Về Đầu Trang Go down
https://hoahaotanchau.forumvi.com
 
Các Phương Pháp Trì Danh Niệm Phật
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» PHƯƠNG PHÁP NIỆM 10 DANH HIỆU A DI ĐÀ PHẬT
» Yếu Chỉ Pháp Trì Danh Niệm Phật
» Yếu chỉ pháp trì danh niệm Phật và Kệ gia hạnh tu trì
» Trì danh niệm Phật
» Luận về Trì Danh Niệm Phật cửu phẩm vãng sanh

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
ƯỚC MONG THẾ GIỚI LÂN HÒA HẢO,NHÀ PHẬT CON TIÊN HÉ MIỆNG CƯỜI :: HƯỚNG TU PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ-
Chuyển đến