ƯỚC MONG THẾ GIỚI LÂN HÒA HẢO,NHÀ PHẬT CON TIÊN HÉ MIỆNG CƯỜI
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

ƯỚC MONG THẾ GIỚI LÂN HÒA HẢO,NHÀ PHẬT CON TIÊN HÉ MIỆNG CƯỜI


 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Top posters
Admin (4647)
Lược sử Đức Trưởng Lão Giác Chánh Vote_lcapLược sử Đức Trưởng Lão Giác Chánh I_voting_barLược sử Đức Trưởng Lão Giác Chánh Vote_rcap 
Latest topics
» TÂM XÃ LÀ GÌ?
Lược sử Đức Trưởng Lão Giác Chánh Icon_minitimeby Admin Tue Apr 02, 2024 2:48 am

» 8 CON ĐƯỜNG CAO QUÝ ĐƯA TA ĐẾN GIÁC NGỘ GIẢI THOÁT
Lược sử Đức Trưởng Lão Giác Chánh Icon_minitimeby Admin Tue Apr 02, 2024 2:48 am

» TÂM CHAY LÀ GÌ?
Lược sử Đức Trưởng Lão Giác Chánh Icon_minitimeby Admin Tue Apr 02, 2024 2:45 am

» GIẢI NGHĨA:VỀ CAO TẦNG CỔ TỔ 9 ĐỜI
Lược sử Đức Trưởng Lão Giác Chánh Icon_minitimeby Admin Tue Apr 02, 2024 2:44 am

» GIẢI NGHĨA :BÀI NGUYỆN HƯƠNG TRƯỚC CỬU HUYỀN THẤT TỔ
Lược sử Đức Trưởng Lão Giác Chánh Icon_minitimeby Admin Tue Apr 02, 2024 2:43 am

» Phải Thiệt Ăn Chay, Không Ăn Ngũ Vị Tân, Tụng Kinh Là Gì.. Hòa Thượng Thích Trí Tịnh,95 Tuổi
Lược sử Đức Trưởng Lão Giác Chánh Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 4:00 am

» Hòa Thượng Thích Trí Tịnh kể chuyện bị quỷ vương tuyên chiến
Lược sử Đức Trưởng Lão Giác Chánh Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:56 am

» Lễ Khánh Tuế Hòa Thượng Thích Trí Tịnh - 95 Tuổi
Lược sử Đức Trưởng Lão Giác Chánh Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:54 am

» KHAI THỊ KHÁNH TUẾ 2010 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
Lược sử Đức Trưởng Lão Giác Chánh Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:53 am

» KHAI THỊ CHÚC TẾT 2010 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
Lược sử Đức Trưởng Lão Giác Chánh Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:52 am

» KHAI THỊ KHÁNH TUẾ 2012 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
Lược sử Đức Trưởng Lão Giác Chánh Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:51 am

» KHAI THỊ KHÁNH TUẾ 2013 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
Lược sử Đức Trưởng Lão Giác Chánh Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:50 am

» KHAI THỊ KHÁNH TUẾ 2008 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
Lược sử Đức Trưởng Lão Giác Chánh Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:50 am

» KHAI THỊ KHÁNH TUẾ 2011 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
Lược sử Đức Trưởng Lão Giác Chánh Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:49 am

» KHAI THỊ KHÁNH TUẾ 1993 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
Lược sử Đức Trưởng Lão Giác Chánh Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:48 am

» KHAI THỊ KHÁNH TUẾ 2009 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
Lược sử Đức Trưởng Lão Giác Chánh Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:45 am

» VẤN ĐÁP PHẬT PHÁP 1994 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
Lược sử Đức Trưởng Lão Giác Chánh Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:44 am

» PHÁP MÔN NIỆM PHẬT- HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ TỊNH
Lược sử Đức Trưởng Lão Giác Chánh Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:44 am

» HƯƠNG QUÊ CỰC LẠC Trọn bộ | Hoà Thượng Thích Thiền Tâm
Lược sử Đức Trưởng Lão Giác Chánh Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:39 am

» Tịnh Độ Quyết Nghi (Trọn bộ) - HT Thích Thiền Tâm
Lược sử Đức Trưởng Lão Giác Chánh Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:38 am


 

 Lược sử Đức Trưởng Lão Giác Chánh

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin

Admin


Nam Libra Rooster
Tổng số bài gửi : 4647
Points : 12281
Reputation : 0
Birthday : 19/10/1981
Join date : 23/08/2009
Age : 42
Đến từ : TÂN CHÂU
Job/hobbies : KỸ SƯ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Lược sử Đức Trưởng Lão Giác Chánh Empty
Bài gửiTiêu đề: Lược sử Đức Trưởng Lão Giác Chánh   Lược sử Đức Trưởng Lão Giác Chánh Icon_minitimeThu May 26, 2011 7:42 am

Lược sử Đức Trưởng Lão Giác Chánh D725ea7b7f397164555e8f49915325150

Đức Trưởng lão Thiền sư Giác Chánh, Đệ nhị Tổ sư hệ phái Khất sĩ, thành viên GHPGVN ngày nay, có một cuộc đời đạo hạnh như sau:

I. Thời niên thiếu và trưởng thành



Đức Trưởng lão Nhị Tổ Giác Chánh, thế danh Bạch Văn
Biện, sinh ngày 1 tháng 9 năm 1912 tại làng Mỗ Lao, thị xã Hà Đông, tỉnh
Hà Tây, trong một gia đình nông dân phúc hậu.

Thân phụ là Cụ ông Bạch Ngọc Lang. Thân mẫu là Cụ bà Nguyễn Thị Nhâm.

Ngài là người con thứ bảy trong một gia đình có 8 anh
chị em. Đến năm Ngài được 20 tuổi, cha mẹ đứng ra lo bề gia thất cho
Ngài. Ngài không dám cãi lời cha mẹ, nhưng đặc biệt là Ngài giữ vững tâm
niệm một thanh niên độc thân.

II. Nhân duyên xuất gia, nhập đạo, hành đạo

Đến năm 1937, tròn 25 tuổi, Ngài xin phép và được cha
mẹ đồng ý cho theo người anh thứ ba (là Bạch Văn Tô) vào miền Nam để
lập nghiệp. Cho đến một ngày thiện duyên hội tụ để Ngài được gặp lại
người Thầy xưa của mình.

Đầu năm 1948, từ Long An, Mỹ Tho…, Đức Tôn sư Minh
Đăng Quang, vị Tổ sư khai lập Giáo hội Tăng già Khất sĩ Việt Nam, với
chí nguyện “Nối truyền Thích Ca chánh pháp - Đạo Phật Khất sĩ Việt Nam”,
hướng dẫn Đoàn Du tăng đầu tiên hành đạo đến vùng đất Phú Lâm - Chợ Lớn
rồi Sài Gòn - Gia Định. Mỗi buổi sáng, Đoàn Du tăng thân mặc y vàng,
tay ôm bình bát đất, đầu trần chân không… đi trì bình khất thực… đã gieo
vào lòng những người Phật tử một ấn tượng, một tấm lòng mến mộ:
“Sài Gòn hoa lệ từ xưa



Trăng phơi cánh mộng, gió đưa điệu đàn

Một ngày kia dưới nắng vàng

Bỗng trang nghiêm hiện một đoàn Du tăng
Dân thành thị… những băn khoăn



Họ là ai? Xin thưa rằng: - Họ đây
Là môn đệ của Đức Thầy



Minh Đăng Quang chiếu… tự rày ngàn xưa”.

(Trích Ánh Minh Quang)

Sau nhiều lần được nghe kể lại về công hạnh hành đạo
của Đức Tôn sư và Đoàn Du tăng, Ngài đã lần dò tìm đến nơi trú ngụ của
Đoàn Du tăng thời bấy giờ tại đình Phú Lâm. Và nơi đây, túc duyên xưa
hội tụ. Trải qua 2 năm (1948-1949) được nghe pháp, học đạo, làm cư sĩ,
Ngài được diện kiến, tham vấn, cầu học… Đến một hôm, tâm Bồ đề phát
khởi, Ngài cầu xin Đức Tôn sư Minh Đăng Quang tiếp độ cho Ngài được xuất
gia nhập đạo. Ngày mùng 1 tháng 9 năm 1949 (37 tuổi đời), Ngài được Đức
Tôn sư khai sơn độ cho thế phát xuất gia, với pháp danh Giác Chánh.
Ngay sau đó, ngày rằm tháng 9, Ngài được Đức Tôn sư chứng minh thọ y bát
giới Sa di. Và rằm tháng 7 năm 1950, Ngài được Đức Tôn sư chứng minh
thọ Cụ túc giới, dự vào hàng xuất gia bình đẳng trong Giáo hội Tăng già.

III. Nối chí Đức Tôn sư khai sơn, tinh tấn tu tập và hành đạo

Có một đặc điểm hết sức kỳ diệu: những gì Đức Tôn sư
khai sơn hành trì, giáo hóa…, Ngài hết lòng kính mộ, thọ nhận, hành trì.
Và những gì Ngài thọ nhận, hành trì, Đức Tôn sư cũng rất hoan hỷ chứng
minh, tán thán.

Ngay từ buổi đầu, với chủ trương “Nối truyền Thích Ca
chánh pháp”, với công hạnh “tam y, nhất bát”, thiểu dục tri túc, thanh
bần đơn giản, phạm hạnh thanh tịnh, những gì Đức Tôn sư đã giáo hóa:

“Giữ thân trong sạch chính là xứ Phật

Giữ miệng trong sạch chính là pháp Phật

Giữ ý trong sạch chính là con Phật

Giữ tâm trong sạch chính là Đức Phật”.

thì Ngài một lòng vâng giữ và hành trì tu học nghiêm túc với ý pháp: “Ta sống cho tất cả, thì tất cả sống cho ta. Tiếng ta đây là tất cả, không tư riêng, sở chấp”.

IV. Thọ nhận lời phó pháp và di huấn của Đức Tôn sư Minh Đăng Quang

Từ khi xuất gia nhập đạo, Ngài luôn được gần gũi, hầu
cận Đức Tôn sư. Với tâm hạnh một lòng tinh tấn, Ngài đã thể hiện công
hạnh sâu dày nhiều đời, góp phần với Đức Tôn sư khai sơn mở mang giáo
pháp:

“Một cành mà nở trăm hoa

Bóng y bát đẹp quê ta tự rày

Chơn truyền Khất sĩ là đây

Bóng xưa với lại hình này dặm không”.

(Trích Ánh Minh Quang)

Bấy giờ, giáo pháp Khất sĩ đã được phát triển mở mang
sâu rộng, chẳng những tại Sài Gòn, Gia Định mà các tỉnh thành miền Đông
và Tây Nam Bộ… đều có hình bóng nhà du tăng Khất sĩ hóa duyên hành đạo.
Giáo hội Tăng già Khất sĩ Việt Nam được hình thành. Tăng chúng và Ni
chúng được Tổ sư thu nhận xuất gia có được hàng trăm vị. Tịnh xá xây
dựng được khoảng 20 ngôi.

Ngày rằm tháng 7 năm 1953, trong ngày Đại lễ Vu lan
bồn – Tự tứ Tăng, có sự hiện diện đông đủ chư Tăng Ni, Đức Tôn sư Minh
Đăng Quang đã có lời phân định, ban phong trách nhiệm trong Tăng đoàn,
từ nay (1953) trở đi:

- Trưởng lão Giác Tánh là Trưởng lão chứng minh.

- Thượng tọa Giác Chánh là Thượng tọa thay tôi hướng dẫn Đoàn Du tăng đi hành đạo.

- Trưởng lão Giác Như là Tri sự Tăng đoàn, trông nom các miền tịnh xá và phân cắt chư Tăng thay phiên trụ xứ hành đạo.

Sau đó không đầy 6 tháng, đến ngày mùng 1 tháng 2 năm
Giáp Ngọ (1954), Đức Tôn sư thọ nạn và vắng bóng. Quả thật là một sự
phân định mầu nhiệm trong giáo pháp. Từ đó trở đi, đại chúng Tăng Ni và
tín đồ Phật tử hệ phái tôn xưng Ngài là Đức Thượng tọa Nhị Tổ (bấy giờ
Ngài đã được 43 tuổi đời), có trách nhiệm kế thừa, lãnh đạo tinh thần
tập thể hệ phái Phật giáo Tăng già Khất sĩ Việt Nam.

V. Sau thời kỳ Đức Tôn sư Minh Đăng Quang vắng bóng

Sau thời kỳ Đức Tôn sư Minh Đăng Quang vắng bóng, chư
tôn đức Tăng Ni đại đệ tử của Đức Tôn sư đặt dưới sự lãnh đạo và hướng
dẫn hành đạo của Đức cố Trưởng lão Nhị Tổ, tiếp tục thể hiện nối chí
công hạnh Tổ Thầy, phân công đi hành đạo, mở mang giáo pháp khắp hai
miền Nam, Trung
Việt Nam.

Các năm 1956, 1958, 1961…, Ngài Trưởng lão Giác Tánh,
Đức Thượng tọa Nhị Tổ Giác Chánh, quý Trưởng lão, Thượng tọa Pháp sư:
Giác Như, Giác An, Giác Nhiên, Giác Lý v.v…; bên Ni có quý Ni trưởng
Huỳnh Liên, Bạch Liên, Thanh Liên, Ngân Liên, Trí Liên… đã tinh tiến
hành đạo, hình thành các giáo đoàn Tăng Ni, thành lập thêm hàng trăm
ngôi tịnh xá đạo tràng, thu nhận hàng ngàn Tăng Ni xuất gia và nhiều
chục vạn tín đồ Phật tử… đền ơn chư Phật và Tổ Thầy.

Từ 1961-1962 đến 1975, Ngài hướng dẫn chư Tăng đi hành đạo qua nhiều làng mạc, các tỉnh đồng bằng Nam Bộ cho đến ngày già yếu.

VI. Kiên định công hạnh trong tu tập và quan điểm hành đạo, lập đạo

Từ ngày xuất gia học đạo, được Đức Tôn sư Minh Đăng
Quang trao truyền y bát, giới luật cho đến ngày nhận lãnh trách nhiệm
đối với giáo pháp Tổ Thầy đến ngày viên tịch tròn 55 năm (1949-2004),
Đức cố Trưởng lão Nhị Tổ Giác Chánh đã thể hiện và lưu lại cho hàng môn
đồ tứ chúng hiện hữu và hậu học một tấm gương, một công hạnh kiên định
tuyệt vời trong tu tập và quan điểm hành đạo, lập đạo.

a) Tấm gương mẫu mực về kiên định công hạnh:

Hơn 55 năm gắn bó với giáo pháp, tròn 53 hạ lạp, Ngài
đã chu toàn đời sống đạo nghiệp của một người xuất gia, một Tỳ kheo,
một Sa môn gương hạnh mẫu mực, một bậc thượng thủ công hạnh trong hàng
thập đại đệ tử của Đức Tôn sư Minh Đăng Quang và giáo phẩm hệ phái Khất
sĩ.

- 53 năm hành trì giới luật y bát Khất sĩ phạm hạnh tinh nghiêm.

- 53 năm thân khẩu ý thanh tịnh. Mỗi khi có duyên sự
cần nói, Ngài nói rất ít; thường tham thiền nhập định. Nếu có thuyết
pháp, Ngài chỉ nói về những lời kinh - luật mà Đức Phật dã dạy. Đặc
biệt, Ngài thường học và đọc giảng Chơn lý của Đức Tôn sư cho
Tăng Ni và Phật tử nghe trong những ngày hội lễ. Đồng thời, tự thân Ngài
thực hành thân chứng lời dạy của Tổ Thầy qua bộ Chơn lý.

b) Những quan niệm tích cực phục vụ Đạo pháp - Dân tộc:

- Bản thân Ngài, đời sống thanh bần đơn giản, chuyên
tu thiền định, thường tịnh khẩu nghiệp, ít nói. Ngài thường khuyến giáo,
khích lệ Tăng Ni tinh tiến tu tập, hành trì. Điểm đặc biệt nơi Ngài là
mặc dù luôn chủ trương và tinh tiến hành trì phạm hạnh, nhưng không vì
thế mà Ngài xem nhẹ những việc hay những vị gánh vác các trọng trách
phhục vụ Đạo pháp và Dân tộc.

- Có lần, vào khoảng năm 1972, Giáo hội Tăng già Khất
sĩ Việt Nam lúc bấy giờ cử người về thăm và thỉnh Ngài về gánh vác
trọng trách lãnh đạo tinh thần tối cao Giáo hội, Ngài đáp lời: “Ngày
xưa, Đức Thế Tôn là Thầy trời người, vậy mà khi đi du hành hóa đạo cũng
phải có Chuyển luân Thánh vương ủng hộ, huống gì mình còn là người phàm
phu! Vả lại, việc Giáo hội có nhiều vị tôn đức giáo phẩm đứng ra lo;
còn việc chuyên hành phạm hạnh thì ít người. Do vậy, tôi xin làm công
việc vừa với khả năng của mình…”.


Hay một lần khác, trong lúc Ngài đang hướng dẫn Đoàn
Du tăng hành đạo, có một vị giáo phẩm Tăng xin đến trình bạch công việc
tại các trụ xứ và góp ý để xây dựng Tăng đoàn, nhằm kết hợp giữa Tăng
đoàn đi hành đạo và trụ xứ tốt hơn. Có vị Đại đức Tăng đứng bên cạnh,
nghe trình bạch nhiều việc, lo ngại Ngài mệt, có vẻ phàn nàn. Ngài
khuyên không nên như vậy; Ngài bảo nghe việc xây dựng Giáo hội, Tăng
đoàn thì cũng như tu thiền, đâu có gì mệt!

Lại một lần khác, cùng lúc có 2, 3 vị đến thỉnh Ngài
đến trụ xứ này, trụ xứ kia có thời tiết và không khí tốt để Ngài tịnh
dưỡng cho mát và khỏe, thì Ngài đáp: “Nơi nào người tu hành trì đúng Chơn lý thì nơi đó mát và khỏe”.

Quả thật, tâm hồn Ngài luôn an tịnh trong tinh thần
tri túc, và đồng thời Ngài tôn trọng mọi nhân duyên, sự kiện khách quan
của mọi người, tùy phước báu sở duyên, sở hành, sở chứng mà có được, chứ
không phải bỗng dưng hay ngăn ngại!

VII. Những năm tháng sau cùng

Trong hơn 20 năm dừng chân hóa độ - từ 1984-2004,
Ngài dành nhiều thời gian tại các trú xứ: vườn nhãn Vĩnh Châu, Pháp viện
Minh Đăng Quang (quận 2, TP HCM), tịnh xá Ngọc Liên (Bạc Liêu), tịnh xá
Ngọc Vân (Trà Vinh) và tịnh xá Ngọc Viên (Vĩnh Long)…

Trong 4 năm (2000-2004), Ngài tịnh dưỡng tại tịnh xá
Ngọc Viên, Tổ đình hệ phái. Sức khỏe mỗi ngày mỗi yếu dần (từ ngày 7 đến
17-6 ÂL Giáp Thân). Ngài đã chủ động lắng sạch xác thân tứ đại, không
ăn, không uống (dù nước hay sữa), không cho truyền nước biển… và Ngài từ
từ nhẹ nhàng xả bỏ huyễn thân, an nhiên thị tịch lúc 17 giờ 30 phút,
ngày 17 tháng 6 năm Giáp Thân, nhằm ngày 2 tháng 8 năm 2004.

Trụ thế: 93 năm – Hạ lạp: 53 năm.

Công hạnh và đạo nghiệp cuộc đời Ngài mãi mãi an tịnh thanh lương.

NAM MÔ KHẤT SĨ CHƠN NHƯ ĐƯỜNG THƯỢNG, LY XẢ HUYỄN THÂN - THIỀN SƯ GIÁC CHÁNH - TÁC CHỨNG PHÁP THÂN THIỀN TỌA
BỒ TÁT MA HA TÁT TÁC ĐẠI CHỨNG MINH
Về Đầu Trang Go down
https://hoahaotanchau.forumvi.com
 
Lược sử Đức Trưởng Lão Giác Chánh
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
ƯỚC MONG THẾ GIỚI LÂN HÒA HẢO,NHÀ PHẬT CON TIÊN HÉ MIỆNG CƯỜI :: TIỂU SỬ CÁC VỊ THẦY,TỔ-
Chuyển đến