ƯỚC MONG THẾ GIỚI LÂN HÒA HẢO,NHÀ PHẬT CON TIÊN HÉ MIỆNG CƯỜI
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

ƯỚC MONG THẾ GIỚI LÂN HÒA HẢO,NHÀ PHẬT CON TIÊN HÉ MIỆNG CƯỜI


 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Top posters
Admin (4647)
Đức Phật A Di Đà và cõi Tịnh Độ Cực Lạc Vote_lcapĐức Phật A Di Đà và cõi Tịnh Độ Cực Lạc I_voting_barĐức Phật A Di Đà và cõi Tịnh Độ Cực Lạc Vote_rcap 
Latest topics
» TÂM XÃ LÀ GÌ?
Đức Phật A Di Đà và cõi Tịnh Độ Cực Lạc Icon_minitimeby Admin Tue Apr 02, 2024 2:48 am

» 8 CON ĐƯỜNG CAO QUÝ ĐƯA TA ĐẾN GIÁC NGỘ GIẢI THOÁT
Đức Phật A Di Đà và cõi Tịnh Độ Cực Lạc Icon_minitimeby Admin Tue Apr 02, 2024 2:48 am

» TÂM CHAY LÀ GÌ?
Đức Phật A Di Đà và cõi Tịnh Độ Cực Lạc Icon_minitimeby Admin Tue Apr 02, 2024 2:45 am

» GIẢI NGHĨA:VỀ CAO TẦNG CỔ TỔ 9 ĐỜI
Đức Phật A Di Đà và cõi Tịnh Độ Cực Lạc Icon_minitimeby Admin Tue Apr 02, 2024 2:44 am

» GIẢI NGHĨA :BÀI NGUYỆN HƯƠNG TRƯỚC CỬU HUYỀN THẤT TỔ
Đức Phật A Di Đà và cõi Tịnh Độ Cực Lạc Icon_minitimeby Admin Tue Apr 02, 2024 2:43 am

» Phải Thiệt Ăn Chay, Không Ăn Ngũ Vị Tân, Tụng Kinh Là Gì.. Hòa Thượng Thích Trí Tịnh,95 Tuổi
Đức Phật A Di Đà và cõi Tịnh Độ Cực Lạc Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 4:00 am

» Hòa Thượng Thích Trí Tịnh kể chuyện bị quỷ vương tuyên chiến
Đức Phật A Di Đà và cõi Tịnh Độ Cực Lạc Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:56 am

» Lễ Khánh Tuế Hòa Thượng Thích Trí Tịnh - 95 Tuổi
Đức Phật A Di Đà và cõi Tịnh Độ Cực Lạc Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:54 am

» KHAI THỊ KHÁNH TUẾ 2010 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
Đức Phật A Di Đà và cõi Tịnh Độ Cực Lạc Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:53 am

» KHAI THỊ CHÚC TẾT 2010 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
Đức Phật A Di Đà và cõi Tịnh Độ Cực Lạc Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:52 am

» KHAI THỊ KHÁNH TUẾ 2012 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
Đức Phật A Di Đà và cõi Tịnh Độ Cực Lạc Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:51 am

» KHAI THỊ KHÁNH TUẾ 2013 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
Đức Phật A Di Đà và cõi Tịnh Độ Cực Lạc Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:50 am

» KHAI THỊ KHÁNH TUẾ 2008 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
Đức Phật A Di Đà và cõi Tịnh Độ Cực Lạc Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:50 am

» KHAI THỊ KHÁNH TUẾ 2011 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
Đức Phật A Di Đà và cõi Tịnh Độ Cực Lạc Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:49 am

» KHAI THỊ KHÁNH TUẾ 1993 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
Đức Phật A Di Đà và cõi Tịnh Độ Cực Lạc Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:48 am

» KHAI THỊ KHÁNH TUẾ 2009 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
Đức Phật A Di Đà và cõi Tịnh Độ Cực Lạc Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:45 am

» VẤN ĐÁP PHẬT PHÁP 1994 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
Đức Phật A Di Đà và cõi Tịnh Độ Cực Lạc Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:44 am

» PHÁP MÔN NIỆM PHẬT- HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ TỊNH
Đức Phật A Di Đà và cõi Tịnh Độ Cực Lạc Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:44 am

» HƯƠNG QUÊ CỰC LẠC Trọn bộ | Hoà Thượng Thích Thiền Tâm
Đức Phật A Di Đà và cõi Tịnh Độ Cực Lạc Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:39 am

» Tịnh Độ Quyết Nghi (Trọn bộ) - HT Thích Thiền Tâm
Đức Phật A Di Đà và cõi Tịnh Độ Cực Lạc Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:38 am


 

 Đức Phật A Di Đà và cõi Tịnh Độ Cực Lạc

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin

Admin


Nam Libra Rooster
Tổng số bài gửi : 4647
Points : 12281
Reputation : 0
Birthday : 19/10/1981
Join date : 23/08/2009
Age : 42
Đến từ : TÂN CHÂU
Job/hobbies : KỸ SƯ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Đức Phật A Di Đà và cõi Tịnh Độ Cực Lạc Empty
Bài gửiTiêu đề: Đức Phật A Di Đà và cõi Tịnh Độ Cực Lạc   Đức Phật A Di Đà và cõi Tịnh Độ Cực Lạc Icon_minitimeTue May 24, 2011 7:24 pm

Đức Phật A Di Đà và cõi Tịnh Độ Cực Lạc Drikung
Nói
chung, ta được biết là có nhiều cõi Tịnh Độ, nhiều cõi linh thánh của
những Đấng Giác ngộ mà chúng ta gọi là chư Phật. Cõi Tịnh Độ của Đức
Phật Vô Lượng Quang A Di Đà thì đúng là một nơi độc nhất vô nhị. Có
những cõi Tịnh Độ ở bốn phương Đông, Tây, Nam, Bắc, và ở trung tâm.
Trong số đó, cõi Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà là nơi dễ đến nhất và vì
thế rất đặc biệt. Nhờ lập một ước nguyện đặc biệt được tái sinh trong
cõi Tịnh Độ Cực Lạc, ta có thể thành tựu sự chuyển di tâm thức của ta
tới cõi đó. Năng lực của lời cầu nguyện, năng lực của ước nguyện sùng mộ
và nhiệt thành là tất cả những gì cần phải có.






Trong mối liên hệ với thế giới của ta thì Cõi Tịnh Độ của Đức Phật A Di
Đà ở phương tây và ở phía trên thế giới của ta. Ta phải chấp nhận một
vũ trụ quan và nhận ra rằng có nhiều hệ thống thế giới khắp không gian.
Tôi đang nói tới một hệ thống hết sức bao la. Chúng ta hãy xác định vị
trí của ta.


Điều
tôi đang nói - trong phạm vi của hệ thống vĩ đại - vận hành như sau:
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là Đấng Giác ngộ chính yếu trong một tiểu thiên
thế giới vĩ đại. Điều này có nghĩa là toàn thể hệ thống được gọi là vũ
trụ của ta với những mặt trời và mặt trăng, những vì sao và hành tinh,
là một đơn vị. Nhân nó lên một ngàn lần và sau đó nhân lên một ngàn lần
rồi một ngàn lần nữa. Đó là ba tiểu thiên thế giới. Đức Phật Thích Ca
Mâu Ni thống lĩnh một trong những tiểu thiên thế giới đó. Cõi của Đức Vô
Lượng Quang A Di Đà thậm chí siêu vượt hệ thống vũ trụ đó. Điều tôi
đang giảng có xuất xứ từ một lời cầu nguyện do Karma Chagme sáng tác
biểu lộ nguyện ước mãnh liệt được tái sinh trong cõi Tịnh Độ Cực Lạc.
Trong bài nguyện, Karma Chagme nói rằng cõi Tịnh Độ Cực Lạc có phạm vi
rộng lớn như thế, vượt xa thực tại bình thường của chúng ta và mắt trần
của chúng ta không bao giờ có thể nhìn thấy nó. Nó không phải là cái gì
có thể được nhìn thấy một cách vật lý. Nó quá bao la; phạm vi của nó
không thể so sánh với bất kỳ tiêu chuẩn nào. Ta biết rằng nó vượt quá
khả năng tri giác của các giác quan của ta. Nó rất xa và rộng lớn, vì
thế hoàn toàn vượt quá khả năng đo lường của ta. Chúng ta có thể nhìn
thấy những vì sao và đi tới mặt trăng, nhưng các giác quan của ta sẽ
không bao giờ nhận thức được thực tại của Cõi Cực Lạc. Đối với sự suy
nghĩ và nhận thức bình thường của ta thì nó quá xa và quá bao la. Trong ý
nghĩa đó, ta không thể tới đó bằng bất kỳ phương tiện vật chất nào. Tuy
nhiên, khi tâm ta đã được tịnh hóa, được tiệt trừ được những lỗi lầm,
khi trở về trạng thái nguyên sơ của chính nó thì ta có thể trực tiếp
kinh nghiệm thực tại của cõi Tịnh Độ Cực Lạc. Cách thức để tri giác cõi
Tịnh Độ là bằng tâm chứ không bằng những giác quan. Vì thế, hãy thiết
lập cái thấy đó trong tâm bạn và hình dung rằng an trụ ở trung tâm của
Cõi Cực Lạc bao la, gồm chứa tất cả là Chúa tể của cõi Tịnh Độ: Đức Phật
A Di Đà, Đức Phật Vô Lượng Quang. Thân Ngài có sắc đỏ và trông giống
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Ngài có đủ 80 tướng chính và 32 tướng phụ của
một hiển lộ Hóa Thân toàn giác. Chẳng hạn như Ngài có nhục kế mà bạn
nhìn thấy ở những pho tượng và thangka của Đức Phật. Trong bàn tay Ngài
có những luân xa và v.v.. như bạn có thể nhìn thấy có nhiều tướng khác
nhau. Hai bàn tay ở trong tư thế quân bình thiền định, Ấn Thiền Định, và
trong bàn tay là một bình bát. Trông Ngài rất giống Đức Phật Thích Ca
Mâu Ni, chỉ khác ở điểm nước da Ngài có mầu đỏ hồng ngọc đậm. Trông Ngài
thật rực rỡ và chói lọi. Ngài an tọa trên một hoa sen và một tòa mặt
trăng. Sau lưng Ngài là Cây Như ý. Bên phải Ngài là Đức Avalokiteshvara
(Quán Thế Âm) có sắc trắng. Bên trái Ngài là Đức Vajrapani (Kim Cương
Thủ), Chúa tể của Những Phương tiện Mãnh liệt. Đây là ba vị lãnh đạo của
Cõi Tịnh Độ Cực Lạc. Nói một chút về lịch sử sự hình thành cõi Tịnh Độ
Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà thì đó là một cõi Tịnh Độ không có những
khiếm khuyết. Nó viên mãn trong mọi phương diện. Sự nhận thức về cõi
Tịnh Độ đó không xuất hiện mà không có nguyên nhân. Nguyên nhân của cõi
linh thánh toàn hảo này là gì? Rất nhiều kiếp về trước, trước khi là một
vị Phật, Đức Phật A Di Đà là một tu sĩ có tên là Dharmakara (Pháp
Tạng), có nghĩa đen là ‘căn nguyên của Pháp.’ Khi Ngài tu hành như một
Bồ Tát, Ngài đã lập một loạt những lời cầu nguyện, hay những nguyện ước
mãnh liệt, về cách thế của những sự vật khi Ngài hoàn toàn Giác ngộ.
Ngài nói: “Có rất nhiều cõi Tịnh Độ và những người tới được cõi đó là
những chúng sinh đã từ bỏ ác hạnh, những người đã tích tập vô số công
đức, và đã chuyên cần thực hành Pháp. Họ có thể đi tới những cõi Tịnh Độ
đó, nhưng điều đó rất khó khăn. Còn tất cả những người không từ bỏ ác
hạnh, không tích tập rất nhiều công đức, và không thể thực hành một cách
nghiêm nhặt thì sao? Tôi sẽ thiết lập một cõi Tịnh Độ để những người đó
có thể dễ dàng đi tới. Nguyện tôi giải thoát tất cả chúng sinh không có
những phẩm tính siêu nhiên đó của những hành giả đi tới những cõi Tịnh
Độ của tất cả những vị Phật khác.”
Có nhiều bản văn cầu nguyện (hay
thệ nguyện) của Đức Phật A Di Đà lập nên khi Ngài là Dharmakara (Pháp
Tạng). Chỉ riêng ở Tây Tạng đã có 500 bản văn cầu nguyện khác nhau. Ở
Trung Hoa có nhiều bản văn về việc lập những Đại Nguyện của Đức A Di Đà.
Nói chung, có thể nói rằng tất cả những nguyện ước mãnh liệt của Ngài
có thể được sắp xếp thành Bốn Mươi Tám Đại Nguyện. Cõi Tịnh Độ Cực Lạc
trở thành hiện thực nhờ một trong Bốn Mươi Tám Đại Nguyện đó. Đây là
nguyên nhân sự hiện hữu của Cõi Tịnh Độ Cực Lạc. Cõi Tịnh Độ này không
hiện hữu mà không có nguyên nhân. Nguyên nhân của sự hiện hữu này là
hoạt động của vị Bồ Tát – bậc đã trở thành Đức Phật A Di Đà. Nói chung,
tất cả chư Phật giữ gìn mọi chúng sinh trong tâm khảm của các Ngài với
lòng từ ái và bi mẫn. Bởi lòng đại bi của các Ngài, các Ngài lập những
nguyện ước mãnh liệt. Các ngài lập những đại nguyện, làm việc trải qua
nhiều đời; trong khi tu hành là những Bồ Tát trước khi thành Phật để ảnh
hưởng tới tất cả chúng sinh bằng vô số phương cách. Giống như cọ xát
hai cây gậy với nhau đủ lâu và đủ mạnh bạn có thể tạo ra lửa, nhờ tích
tập công đức và trí tuệ nguyên sơ thì mọi sự đều có thể được thành tựu.
Trong trường hợp này điều được thành tựu là sự thiết lập Cõi Tịnh Độ Cực
Lạc ở phương tây của thế giới chúng ta nhờ sự tích tập vô lượng công
đức và trí tuệ nguyên sơ của Ngài. Một lần nữa, chúng ta hãy khảo sát sự
ẩn dụ của hai cây gậy cần thiết để tạo ra lửa. Lửa không xuất hiện tự
nhiên từ một cây gậy. Bạn cần có hai cây gậy và cần nỗ lực cọ xát chúng
với nhau bằng một cách thức đặc biệt trong một thời gian. Cuối cùng một
tia lửa bật ra từ sự kết hợp của hai cây gậy và lửa bắt đầu cháy. Trong
một cách thế tương tự, mọi hiện tượng, mọi thực tại, mọi pháp, đều hiển
lộ nhờ sự kết hợp của tánh Không và căn nguyên tương thuộc (duyên sinh).
Mọi sự hoàn toàn có sự quan hệ hỗ tương với nhau. Điều đó được gọi là
sự duyên sinh. Đó là một cây gậy. Cây gậy kia là tánh Không: Chân lý của
tánh Không, sự hoàn toàn không có sự hiện hữu nội tại của mọi hiện
tượng. Hai cây gậy kết hợp với nhau, là bản tánh thực sự của thực tại.
Đây là sự thực của mọi sự, của mọi thực tại. Hãy để cõi Tịnh Độ sang một
bên trong chốc lát và hãy khảo sát cõi giới chúng ta đang sống. Thế
giới chúng ta thì cũng thế. Nó là sản phẩm của sự hợp nhất bất nhị của
sự trong sáng (quang minh) và tánh Không, của hình tướng và tánh Không.
Những sự vật xuất hiện trong một cách thế hoàn toàn không bị chướng
ngại, và tuy thế chúng không có thực chất. Thực chất của chúng thì trống
không. Điều đó có nghĩa là mọi khả năng của kinh nghiệm bắt nguồn từ sự
hợp nhất bất nhị của hình tướng và tánh Không. Chúng ta hãy khảo sát sự
hiển lộ của thế giới chúng ta hay của cõi Tịnh Độ. Mọi sự không đơn
thuần là một sự trống không (tánh Không) bởi chúng xuất hiện, có phải
thế không? Ta có thể nhìn thấy rõ ràng mọi sự. Mọi sự dường như có sự
hiện hữu và mọi sự có vẻ có một căn bản vật chất trong thế giới chúng
ta. Đó là một vế của phương trình biểu thị sự hiển lộ rõ ràng của các
hiện tượng, của những kinh nghiệm. Tuy nhiên, vế đó không thể có nếu
không có tánh Không. Nếu mọi sự có sự hiện hữu vững chắc, vật chất, nội
tại thì không điều gì có thể hiện hữu. Chính nhờ tánh Không mà những sự
vật có thể hiển lộ như những hình tướng. Chỉ vì có tánh Không nên mọi sự
vật mới có thể hiện hữu. Không có tánh Không thì sẽ chỉ là một khối
cứng đặc vững chắc. Như thế thì sẽ chỉ là một vật. Không điều gì có thể
hình thành sự hiện hữu tương đối mà không có sự đặt nền chủ yếu trong
tánh Không. Vì thế chính nhờ tánh Không mà thế giới chúng ta hiện hữu.
Nhờ tánh Không, cõi Tịnh Độ Cực Lạc được thiết lập bởi năng lực của sự
nguyện ước, tích tập công đức, và trí tuệ nguyên sơ của Đấng giác ngộ A
Di Đà. Tôi nghĩ rằng nếu bạn mới đến với Đạo Phật thì điều này thật khó
hiểu, nhưng quả thật chỉ nhờ có tánh Không mà có hình tướng. Bây giờ ta
hãy tiếp tục khảo sát những phẩm tính đặc biệt của cõi Tịnh Độ được hình
thành nhờ những nguyện ước của Đức Phật A Di Đà được gọi là Cõi Cực Lạc
(Dewachen). Ta được biết là có nhiều cõi Phật khác, nhưng để tới được
những nơi đó ta phải hoàn toàn đạt được một địa vị cao quý. Ví dụ như để
đi tới cõi Tịnh Độ của Đức Phật khác thì phải là một Bồ Tát thập địa
hoặc đang tới gần những cánh cổng của sự giác ngộ toàn triệt và viên
mãn, và phải tích tập vô lượng công đức. Những chúng sinh bình thường
rất khó ước nguyện tới đó. Vì chúng ta mà Đức Phật A Di Đà đã lập những
nguyện ước mãnh liệt. Mặc dù cõi Tịnh Độ của Ngài có vẻ rất xa thế giới
chúng ta nhưng đối với những chúng sinh như chúng ta thì việc tới được
cõi đó tương đối cũng dễ dàng. Đó là nhờ năng lực của những lời khẩn cầu
và nguyện ước của Ngài. Như có nói ở trên, hiện có nhiều bản văn những
lời nguyện, khẩn cầu và nguyện ước của Đức Phật A Di Đà. Nếu bao gồm
chúng trong một câu duy nhất thì tinh túy của những lời nguyện, khẩn
cầu, và nguyện ước là: “Cầu mong một Cõi Tịnh Độ được thiết lập để
những chúng sinh bình thường với nghiệp bất tịnh, những chúng sinh có
ác nghiệp, những người không từ bỏ ác hạnh, có thể đi tới được.”

Khi bạn tới những cõi Tịnh Độ của những vị Phật khác, bạn sẽ đạt được
giác ngộ nhờ địa vị cao quý bạn đã có trước khi tới đó. Còn ở cõi Cực
Lạc, bạn có thể tới đó nhưng điều đó không có nghĩa là bạn đã giác ngộ.
Điều xảy ra là bạn sẽ không trở lại vòng luân hồi sinh tử mà đúng hơn,
bạn sẽ có mọi điều kiện tích cực và tốt lành để tích tập công đức và trí
tuệ nguyên sơ. Ở cõi đó bạn sẽ có thể từ bỏ mọi ác hạnh và thực hành để
điều phục và tu hành tâm bạn cho tới khi bạn thuần thục để có thể đạt
được giác ngộ. Như thế đó là một sự giới thiệu tổng quát Cõi Cực Lạc.

Bây
giờ tôi sẽ giảng về một bài nguyện ước được tái sinh trong Cõi Dewachen
(Cực Lạc) do Karma Chagme Rag-Astrs Rinpoche biên soạn. Trước hết, tôi
sẽ bắt đầu với một mô tả về địa hình của cõi Tịnh Độ này. Mặt đất không
giống với mặt đất trong thế giới chúng ta. Nó không gồ ghề và phủ đầy
đá. Nó hoàn toàn nhẵn và bằng phẳng, và được cấu tạo bởi bụi châu báu.
Trong cõi Tịnh Độ Cực Lạc, bạn luôn luôn có một cảm nhận của cái thấy
rộng lớn. Nó rất bao la. Không có những sự thay đổi ánh sáng và bóng
mát. Một ánh sáng toàn khắp rộng lớn xuất hiện từ thân vật lý của Đức
Phật Vô Lượng Quang, Đức Phật A Di Đà. Toàn bộ cõi giới chìm ngập trong
sự chói lọi của thân giác ngộ của Đức Phật A Di Đà. Mặt đất không khô
rắn. Nó mềm và nếu bạn ngã trên đó, bạn sẽ nảy người lên. Bạn sẽ không
bị vấp ngón chân. Ở Dewachen mọi sự đều mềm mại. Ở đó có nhiều cây cối,
chúng là những cây châu báu như ý cho bạn bất kỳ những gì bạn cần. Những
cành cây đầy chim chóc đủ loại. Tất cả chúng đều là những hóa thân của
Đức Phật A Di Đà. Chúng có giọng hót du dương tuyệt vời. Hơn là những
tiếng hót bình thường, chúng hót những Giáo Pháp làm tâm bạn hoan hỉ và
an bình. Mọi người ở đó được nghe âm thanh du dương của Pháp đều trở nên
an lạc, hạnh phúc, và hài lòng. Có nhiều sông, suối và những con lạch
và nước thì không phải là nước bình thường. Nó là nước hoa. Có những cái
hồ mà bạn có thể nghỉ ngơi ở đó và tắm nước hoa. Mặt đất phủ đầy hoa
sen rực rỡ và thơm ngát, nó nở ra và từ nhụy của mỗi hoa sen hóa hiện vô
số tia sáng. Trên đầu mỗi tia sáng là một vị Phật. Tất cả chư Phật đều
thuyết giảng Pháp. Nhờ nghe các Ngài giảng Pháp tâm bạn rũ sạch mọi cảm
xúc tiêu cực. Trong Cõi Cực Lạc không có bệnh tật, không có sự nghèo
khó, sự già nua và sự chết. Không có sự phân biệt giữa người này và
người khác. Tất cả đều tuyệt đẹp. Tất cả đều đầy ắp những phẩm tính tốt
lành. Không có những thiếu sót, những lỗi lầm, những ô nhiễm, không có
các loại đau khổ, thậm chí từ ‘đau khổ’ cũng không được nghe thấy ở cõi
Tịnh Độ Cực Lạc.

Cách
thức để được sinh ra ở Dewachen là lập một niềm tin và ước nguyện mạnh
mẽ đối với cõi Tịnh Độ, và khát khao được sinh ra ở đó. Khi bạn sinh ở
cõi đó, bạn không sinh bằng một tiến trình bình thường. Trong thế giới
của ta, hết thảy chúng ta đều tới đó trong sự khổ nhọc và làm việc trong
sự buồn phiền. Ở nơi đây sự sinh ra là một tiến trình đau đớn. Ở Cõi
Dewachen, bạn không sanh ra nhờ một thai tạng, mà đúng hơn bạn được sinh
một cách kỳ diệu trong nhụy một hoa sen nở. Nếu bạn cầu nguyện với sự
nhất tâm và niềm tin nhiệt thành mãnh liệt được sinh ra ở đó thì bạn sẽ
được như ý. Nếu bạn nuôi dưỡng bất kỳ mối nghi ngờ nào thì bạn vẫn được
sinh ở đó nhưng sẽ sinh trong một bông sen chưa nở. Bạn được tắm trong
ánh sáng chói ngời của Đức Phật nhưng bạn không thể nhận ra mọi phẩm
tính của cõi Tịnh Độ và không thể tùy ý du hành đây đó. Bạn ở trong một
bông sen khép miệng cho tới khi những vết tích sau cùng của sự hoài nghi
và tiêu cực bị tẩy trừ. Khi ấy bông sen sẽ nở ra. Nếu bạn không có chút
nghi ngờ nào thì bạn được sinh trong một bông sen nở. Điều này gắn liền
với loại nguyện ước được tái sinh trong Cõi Tịnh Độ mà bạn đã lập nên
vào lúc chết. Hãy lưu giữ trong tâm sự phân biệt hết sức quan trọng này
giữa hai loại sinh ra khác nhau trong cõi Tịnh Độ. Điều tối quan trọng
là phải lập nguyện ước đúng đắn được tái sinh vào lúc chết. Hãy làm điều
này một cách mạnh mẽ không chút nghi ngờ. Nếu bạn cho phép sự hoài nghi
đi vào tâm bạn thì bạn sẽ sinh trong một bông sen khép miệng. Nếu vào
lúc chết bạn lập nguyện ước mạnh mẽ này thì khi ấy, không phải trải
nghiệm bất kỳ điều gì, bạn được sinh trong nhụy một bông sen nở trước sự
hiện diện của Đức Phật Vô Lượng Quang A Di Đà. Một trong những phẩm
tính kỳ diệu của việc được tái sinh trong Cõi Cực Lạc là nếu bạn từng
đọc những quyển sách mỏng về việc du hành tới những cõi Tịnh Độ khác thì
bạn có thể đi tới đó lập tức ngay khi ước muốn điều đó. Bạn có thể di
chuyển một cách thần diệu tới bất kỳ cõi Tịnh Độ nào khác chỉ bằng cách
lập nguyện tới nơi đó. Từ thế giới này, bạn không thể tức thì đi tới cõi
Tịnh Độ khác, nhưng từ cõi Tịnh Độ Cực Lạc thì bạn có thể. Bạn có
passport, visa, và mọi loại vé cần thiết để đi tới mọi Tịnh Độ của bất
kỳ Đức Phật nào, ở mọi phương và bất cứ khi nào bạn muốn.

Khi
bạn sinh trong một hoa sen nở, bạn vẫn chưa viên mãn. Bạn đã tẩy trừ
khỏi dòng tâm thức của bạn mọi điều tiêu cực, mặc dù bạn chưa là Phật
nhưng bạn được sinh trong một hình thức có nhiều phẩm tính tích cực
giống như những phẩm tính của một vị Phật. Bạn được sinh ra với một thân
sắc vàng rực rỡ. Bạn có những năng lực siêu nhiên và siêu giác. Bạn
được thụ hưởng năm loại năng lực siêu giác. Phẩm tính khác mà bạn có như
một hài nhi là mọi vật bạn cần để cúng dường chư Phật mà hiện nay bạn
nhận thức bằng đôi mắt vật lý của bạn thì ở cõi Tịnh Độ, chúng sẽ tự
động hiển lộ trong đôi bàn tay bạn. Bằng cách ấy bạn có thể dễ dàng tích
tập công đức và hoàn thiện nó để tích tập trí tuệ. Hơn nữa, cuối cùng
thì sự tích tập công đức và trí tuệ đưa tới Phật Quả sẽ xảy ra rất nhanh
chóng trong Cõi Tịnh Độ Cực Lạc. Trái nghịch với những cõi Tịnh Độ
khác, trong cõi Dewachen (Cực Lạc) tiến trình tích tập công đức và trí
tuệ rất nhanh chóng. Chính Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã nói: “Do đó
việc cầu xin được tái sinh ở cõi Dewachen tích tập công đức nhiều như
thể con cúng dường bảy loại ngọc quý và những châu báu khác đầy tràn ba
ngàn thế giới
(được đề cập trước đây).” Nói chung,
chúng ta có thể nói rằng bất kỳ chúng sinh nào nghe danh hiệu của Đức
Phật A Di Đà (phù hợp với những Đại Nguyện của Đức Phật A Di Đà) lập
nguyện tái sinh trong cõi Dewachen và dấn mình vào thực hành đó đều có
thể được tái sinh trong cõi Dewachen. Những người từng tích tập sự tiêu
cực của năm trọng tội thì khó đạt được điều đó. Mặc dù thế, ngay cả đối
với những người tội lỗi nặng nề như thế, nếu họ thực hành mãnh liệt thì
họ vẫn có thể được tái sinh trong cõi Dewachen.

Tóm
lại, về những giáo lý của Đức Phật A Di Đà và Cõi Tịnh Độ Cực Lạc thì
thực hành này rất phổ biến trong tất cả những quốc gia theo Phật Giáo
Đại thừa. Tại sao thế? Đó là bởi tính chất của những lời nguyện của Đức
Phật A Di Đà. Thực hành Đức Phật A Di Đà và Cõi Tịnh Độ thích hợp với
những người bình thường và ai cũng có thể thực hành. Bạn không phải là
một đại nhân cao quý đã từ bỏ mọi ác hạnh. Bạn không phải là một hành
giả tuyệt vời. Tùy thuộc vào năng lực những lời nguyện của Đức Phật A Di
Đà, bạn có thể dấn mình vào thực hành này. Đây là một thực hành Kinh
thừa. Do đó, nó là Pháp môn mọi người có thể thực hành. Nó rất dân chủ
và được dành cho tất cả mọi người.

Hỏi:
Một khi đã được sinh trong cõi Tịnh Độ, liệu ta có những cơ hội quay
trở lại thế giới này để giúp chúng sinh đạt được Giác ngộ?


Đáp:
Mục đích của việc tái sinh trong cõi Tịnh Độ Cực Lạc là để đạt được
Phật Quả. Vì thế, ý nghĩa của cõi Tịnh Độ Cực Lạc là bạn đã có được mọi
điều kiện tốt lành để đạt được sự Giác ngộ toàn triệt và viên mãn. Khi
bạn hoàn toàn giác ngộ thì trạng thái đó không phải là sự Giác ngộ phiến
diện để an nghỉ trong Niết Bàn. Nó là sự Giác ngộ Đại thừa được đặt nền
trên tánh Không, chứng ngộ rằng Niết Bàn và sinh tử không phải là điều
để bám luyến. Điều then chốt của mọi thực hành Đại thừa là lòng Đại Bi.
Tự thân cõi Tịnh Độ được thiết lập bằng năng lực Đại Bi của Đức Phật A
Di Đà. Nếu bạn chứng ngộ tánh Không thì khi ấy lòng bi mẫn tự động hiển
lộ. Tánh Không đó cùng với lòng bi mẫn - là những gì tạo nên Phật Quả –
cũng tạo thành sự giải thoát toàn triệt và viên mãn. Khi bạn giải thoát
như thế, bạn sẽ không bị hạn chế đối với cõi Tịnh Độ Cực Lạc. Bạn có thể
mang bất kỳ cách thế hiển lộ nào bạn muốn. Bạn có thể đi tới bất kỳ cõi
Tịnh Độ nào bạn muốn. Bạn không ngừng hiển lộ trong vô vàn phương cách
khác nhau vì hạnh phúc của tất cả chúng sinh.


Hỏi:
Ở một mặt, việc được tái sinh ở Cõi Cực Lạc nghe có vẻ thật dễ dàng. Ở
mặt khác thì vào lúc đó để có được sự an lạc thực sự ta sẽ phải củng cố
bản thân, thực sự ước muốn thành tựu Bồ Đề tâm. Do đó dường như có một
thách thức to lớn trong việc ước muốn giúp đỡ người khác và không chỉ
quan tâm tới bản thân. Vì thế việc ấy không thật dễ dàng.


Đáp:
Việc tái sinh trong Cõi Dewachen (Cực Lạc) chỉ khó khăn nếu bạn mắc
phạm một trong Năm Trọng tội Không chuộc lỗi được. Nếu bạn không phạm
một trong những tội đó thì rất dễ dàng, bởi tất cả những gì bạn cần làm
thì tùy thuộc vào năng lực của việc hình thành những nguyện ước mãnh
liệt được tái sinh trong Cõi Cực Lạc. Điều mà năng lực đó làm là hợp
nhất bạn với sự đối trị với mọi che chướng và sự phi-đạo đức của bạn. Đó
là năng lực của đại nguyện của Đức Phật A Di Đà. Yếu tố khác góp phần
khi bạn hình thành nguyện ước để nối kết sự thực hành này và được tái
sinh trong cõi Tịnh Độ. Lý do khác khiến ta rất dễ dàng được tái sinh là
giây phút chết chính là mỗi khoảnh khắc. Giáo Pháp dạy rằng mọi sự ở
trong trạng thái thay đổi liên tục. Mọi sự đều vô thường và hướng tới
cái chết trong mọi lúc, vì thế trong mỗi khoảnh khắc, cái gì đó chết đi
và cái gì đó tái sinh. Kinh nghiệm của bạn ra sao thì tùy thuộc vào việc
tâm bạn được hướng tới thế nào. Tư tưởng hiện tại của bạn sẽ đưa dẫn
tới kinh nghiệm theo sau của bạn. Nếu bạn thiết lập một nguyện ước
liên tục từ khoảnh khắc này tới khoảnh khắc khác, thấu hiểu rằng bất kỳ
khoảnh khắc nào cũng có thể là lúc chết, trong mỗi khoảnh khắc bạn đều
khao khát được tái sinh trong Cõi Dewachen, thì bạn đã thiết lập sự
tương tục của nguyện ước đó.
Điều đó sẽ là kinh nghiệm của bạn.
Nguyên nhân trong khoảnh khắc đó sẽ tạo nên kết quả trong khoảnh khắc kế
tiếp. Mọi sự là sự chuyển hóa trong tâm thức.


Hỏi:
Rinpoche, ngài có thể giảng thêm cho chúng con về ánh sáng trong những
bông sen khép lại? Làm thế nào ánh sáng ấy chiếu sáng chúng?


Đáp:
Trong Cõi Cực Lạc, mọi sự được thấm đẫm ánh sáng. Giống như mọi sự khác
ở trong và khắp Cõi Cực Lạc, nó là một hóa thân của Đức Phật A Di Đà.
Nó là toàn bộ Đức Phật A Di Đà. Mọi sự được tri giác trong Cõi Cực Lạc
là một sự trải rộng của Đức Phật A Di Đà. Ánh sáng là Ánh sáng của lòng
Bi mẫn. Chính Ánh sáng của lòng Bi mẫn làm thuần thục chúng sinh.
Hỏi: (không nghe rõ)


Đáp:
Sự hình thành của lời nguyện tái sinh trong Cõi Cực Lạc là một vấn đề
cá nhân. Bạn không thể phát triển một nguyện ước nhân danh người nào
khác. Tuy nhiên bạn có thể giúp đỡ người khác bằng cách lập lại cho họ
nghe danh hiệu của Đức Phật A Di Đà và cho họ biết sự hiện hữu của Đức
Phật A Di Đà trong cõi Tịnh Độ. Ta được biết rằng ngay cả việc nghe danh
hiệu A Di Đà cũng rất ích lợi. Một điều khác mà bạn có thể làm để giúp
đỡ người khác là vào lúc họ chết bạn có thể làm những thực hành A Di Đà
khác nhau. Chẳng hạn như vào lúc chết bạn có thể thực hiện Ph’owa, và đó
là một thực hành chuyển di tâm thức của người chết ra khỏi thân họ.
Những nghi lễ và puja khác được thực hiện vào lúc đó. Có một nghi thức
được gọi là Shitje. Nó là nghi lễ được thực hiện vào lúc chết. Nhiều
điều có thể được thực hiện mặc dù người ấy đã chết. Yếu tố tâm thức của
họ được nhắm tới và được hướng dẫn bằng những cách khác nhau.
Hỏi: (nghe không rõ)


Đáp:
Chúng ta phải nói một chút về tánh Không. Những giáo lý tánh Không
tuyệt nhiên không khẳng định rằng những gì ta tri giác thì tuyệt đối
không hiện hữu. Chúng ta không nói rằng các sự vật được cấu tạo bằng
những nguyên tử và phân tử và có thực tại vật chất (theo nghĩa đen)
không hiện hữu, và trong ý nghĩa đó, thì huyễn hóa. Chúng ta đang nói
rằng chúng không có tự-tánh. Chúng không có sự hiện hữu nội tại. Chúng
không có thực tại vững chắc, có thật, tương ứng với cách thức xuất hiện
của chúng. Chúng có vẻ hiện hữu một cách nội tại, nhưng không phải như
vậy. Đây là giáo lý của Phái Trung Đạo vĩ đại – Madhyamika. Ở đây có hai
trường phái khác nhau, Phái Duy Tâm (Cittamatra) nói rằng mọi sự tự
chúng là tâm. Điều duy nhất thực sự hiện hữu là tâm và mọi điều khác chỉ
là một sự phóng chiếu của tâm. Giáo lý Mahamudra (Đại Ấn) nói rằng bản
tánh thực sự của thực tại thì siêu vượt việc chấp nhận hoặc có hoặc
không, chẳng có chẳng không, cũng có cũng không. Điều này được gọi là
‘Bốn Cực đoan’ (Tứ cú). Quan điểm Mahamudra siêu vượt chúng. Đứng ở bình
diện chân lý tương đối của ta, trong tiếng Tây Tạng nói là ‘Kun-zop
Dempa’ có nghĩa là một câu mê hoặc. ‘Dempa’ có nghĩa là chân lý.
‘Kun-Zop’ nghĩa là hoàn toàn sai lầm. Vì thế ‘chân lý hoàn toàn sai
lầm’, chân lý tương đối là kết quả của tri giác sai lầm của ta. Chúng ta
tri giác các sự vật có sự hiện hữu nội tại trong khi thực ra chúng
không có. Tâm thức chúng ta bám chấp vào điều ta tri giác là vững chắc
và thực có. Bởi sự bám chấp trong tâm thức này, ta vật chất hóa điều mà
trong thực tế thì trống không. Đó là một sai lầm. Mọi hiện tượng là kinh
nghiệm của ta. Chúng được kinh nghiệm bởi và trong tâm ta. Nếu khác đi
thì không thể có kinh nghiệm. Mọi sự xuất hiện bên ngoài là một phóng
chiếu của tâm trong ý nghĩa rằng nó được kinh nghiệm bởi tâm. Nó không
có sự hiện hữu nội tại vững chắc từ khía cạnh riêng của nó. Đó là một sự
sai lầm trong tri giác.


Hỏi:
Có cách nào khiến ta có thể ở trong cõi Tịnh Độ, ngoại trừ vào lúc chấm
dứt sự sống theo nghĩa đen. Mặt khác, đây có phải là điều có thể đạt
tới trong đời sống hiện tại? Có thể đi tới cõi Tịnh Độ trong đời này?


Đáp:
Có, khi hơi thở sau cùng đã được thở ra, trước khi hơi thở kế tiếp được
thở vào. Vào lúc đó, có một cái chết và một sự tái sinh. Ở đó bạn có
thể kinh nghiệm cõi Tịnh Độ trong khoảng thời gian giữa những hơi thở.


Hỏi:
Rinpoche, ngài nói rằng ta có thể kinh nghiệm cõi Tịnh Độ trong khoảng
giữa đó, vậy trong trường hợp đó, cái gì là cõi Tịnh Độ?


Đáp:
Cái gì thực sự là cõi Tịnh Độ? Cõi Tịnh Độ là giác tánh nguyên sơ không
ô nhiễm của riêng ta. Nếu từ khoảnh khắc này cho tới khoảnh khắc khác,
bạn hồi quang phản chiếu và vẫn duy trì được bản tánh giác ngộ nguyên sơ
của bạn thì đó là cõi Tịnh Độ. Mọi sự đến từ bổn tâm bạn. Hãy thấu hiểu
điều đó, hãy an trụ ở đó: đó là cõi Tịnh Độ.


Hỏi: Nếu sự duyên sinh xuất hiện trong tánh Không thì làm thế nào nó có thể hiện hữu nếu không có sự tạo tác trong tánh Không?

Đáp:
Tánh Không và sự duyên sinh thì bất nhị. Chúng là một. Ngay cả khi nói
bất nhị là đã sai lạc rồi, bởi điều đó hàm ý rằng có thể có một sự nhị
nguyên được vượt qua. Từ vô thủy, chúng luôn luôn là một. Không có sự
khác biệt giữa chúng. Nó không giống như có hai phần. Khi bạn nhìn tánh
Không và sự duyên sinh một cách nhị nguyên thì đó là sự loại suy của
samsara, vòng luân hồi sinh tử. Hãy vượt qua sự nhị nguyên và bạn đồng
thời nhìn thấy nhân và quả. Khi đó mọi sự đồng xuất hiện. Đó là tánh
Không và sự duyên sinh viên mãn, bất nhị. Trong bản văn, nhiều ví dụ đã
được sử dụng để minh họa chân lý này của sự hợp nhất tánh Không và sự
duyên sinh. Tuy nhiên chúng ta hãy lấy ví dụ chiếc tách này. Như một sự
hiển lộ hay xuất hiện tương đối được cơ cấu tri giác của ta kinh nghiệm,
chiếc tách là một cái gì phức hợp. Nó được cấu tạo bởi những phần tử
nhỏ bé. Phải vậy không? Nó được tạo bởi những nguyên tử và phân tử trở
thành những chất thể đặc biệt là đất, nước, gió, và lửa. Tất cả những sự
vật này được kết hợp trong một cách thế như để tạo nên cái ta gọi là
chiếc tách. Sau đó nó được trang trí, vẽ lên và được khắc chạm. Đó là
cái gì được tạo nên mà tiếng Tây Tạng chúng tôi nói là ‘Dutshe’: phức
hợp, cái gì đó được tạo nên. Những nhân và duyên được tập họp lại theo
một cách để tạo nên một sự hiển lộ tương đối mà ta có thể sử dụng và tác
động lẫn nhau và nhận thức như điều ta gọi là một chiếc tách. Tuy
nhiên, nếu từ khía cạnh riêng của nó và không phụ thuộc vào những nhân
và duyên thì không có sự vật gì gọi là chiếc ‘tách’. Không có điều gì
xuất hiện như chiếc ‘tách’ tự nó và thuộc về nó mà tách biệt với toàn
thể tiến trình những nhân và duyên cùng tụ hội. Nó không có bản chất.
Bản chất của nó thì trống không. Trong Kinh ‘Prajna Paramita Hydraya’
(Tâm Kinh): “Sắc tức là Không, Không tức là sắc, sắc không khác Không,
Không không khác sắc.” Mọi hiện tượng có cùng bản tánh chính xác đó. Bất
kỳ điều gì được kinh nghiệm trong luân hồi sinh tử hay sự siêu vượt của
nó đều có đồng một bản tánh chính xác đó. Bản chất của nó trống không
và nó được kinh nghiệm như một kết quả của sự duyên sinh. Tri giác những
sự vật như những thị kiến xen kẽ của tánh Không và sự duyên sinh thì
vẫn là một chúng sinh bình thường. Vượt qua thị kiến nhị nguyên, tri
giác các sự vật đồng thời là tánh Không và sự duyên sinh, thì đó là
Phật. Vị Thánh vĩ đại Nagarjuna (Long Thọ) nói: “Luân hồi sinh tử và
sự siêu vượt của nó (sinh tử và Niết Bàn) không phải là hai. Việc thấu
hiểu bản tánh của luân hồi sinh tử trong bản chất của nó là sự siêu
vượt.”


Đức Phật A Di Đà và cõi Tịnh Độ Cực Lạc

H.H. Drikung Kyabgon Chetsang Rinpoche – Liên Hoa Việt dịch








Về Đầu Trang Go down
https://hoahaotanchau.forumvi.com
 
Đức Phật A Di Đà và cõi Tịnh Độ Cực Lạc
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
ƯỚC MONG THẾ GIỚI LÂN HÒA HẢO,NHÀ PHẬT CON TIÊN HÉ MIỆNG CƯỜI :: HƯỚNG TU PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ-
Chuyển đến