ƯỚC MONG THẾ GIỚI LÂN HÒA HẢO,NHÀ PHẬT CON TIÊN HÉ MIỆNG CƯỜI
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

ƯỚC MONG THẾ GIỚI LÂN HÒA HẢO,NHÀ PHẬT CON TIÊN HÉ MIỆNG CƯỜI


 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Top posters
Admin (4647)
Sự Tích - Học Thuyết của Đại Sư Thiện Đạo Vote_lcapSự Tích - Học Thuyết của Đại Sư Thiện Đạo I_voting_barSự Tích - Học Thuyết của Đại Sư Thiện Đạo Vote_rcap 
Latest topics
» TÂM XÃ LÀ GÌ?
Sự Tích - Học Thuyết của Đại Sư Thiện Đạo Icon_minitimeby Admin Tue Apr 02, 2024 2:48 am

» 8 CON ĐƯỜNG CAO QUÝ ĐƯA TA ĐẾN GIÁC NGỘ GIẢI THOÁT
Sự Tích - Học Thuyết của Đại Sư Thiện Đạo Icon_minitimeby Admin Tue Apr 02, 2024 2:48 am

» TÂM CHAY LÀ GÌ?
Sự Tích - Học Thuyết của Đại Sư Thiện Đạo Icon_minitimeby Admin Tue Apr 02, 2024 2:45 am

» GIẢI NGHĨA:VỀ CAO TẦNG CỔ TỔ 9 ĐỜI
Sự Tích - Học Thuyết của Đại Sư Thiện Đạo Icon_minitimeby Admin Tue Apr 02, 2024 2:44 am

» GIẢI NGHĨA :BÀI NGUYỆN HƯƠNG TRƯỚC CỬU HUYỀN THẤT TỔ
Sự Tích - Học Thuyết của Đại Sư Thiện Đạo Icon_minitimeby Admin Tue Apr 02, 2024 2:43 am

» Phải Thiệt Ăn Chay, Không Ăn Ngũ Vị Tân, Tụng Kinh Là Gì.. Hòa Thượng Thích Trí Tịnh,95 Tuổi
Sự Tích - Học Thuyết của Đại Sư Thiện Đạo Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 4:00 am

» Hòa Thượng Thích Trí Tịnh kể chuyện bị quỷ vương tuyên chiến
Sự Tích - Học Thuyết của Đại Sư Thiện Đạo Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:56 am

» Lễ Khánh Tuế Hòa Thượng Thích Trí Tịnh - 95 Tuổi
Sự Tích - Học Thuyết của Đại Sư Thiện Đạo Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:54 am

» KHAI THỊ KHÁNH TUẾ 2010 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
Sự Tích - Học Thuyết của Đại Sư Thiện Đạo Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:53 am

» KHAI THỊ CHÚC TẾT 2010 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
Sự Tích - Học Thuyết của Đại Sư Thiện Đạo Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:52 am

» KHAI THỊ KHÁNH TUẾ 2012 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
Sự Tích - Học Thuyết của Đại Sư Thiện Đạo Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:51 am

» KHAI THỊ KHÁNH TUẾ 2013 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
Sự Tích - Học Thuyết của Đại Sư Thiện Đạo Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:50 am

» KHAI THỊ KHÁNH TUẾ 2008 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
Sự Tích - Học Thuyết của Đại Sư Thiện Đạo Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:50 am

» KHAI THỊ KHÁNH TUẾ 2011 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
Sự Tích - Học Thuyết của Đại Sư Thiện Đạo Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:49 am

» KHAI THỊ KHÁNH TUẾ 1993 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
Sự Tích - Học Thuyết của Đại Sư Thiện Đạo Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:48 am

» KHAI THỊ KHÁNH TUẾ 2009 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
Sự Tích - Học Thuyết của Đại Sư Thiện Đạo Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:45 am

» VẤN ĐÁP PHẬT PHÁP 1994 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
Sự Tích - Học Thuyết của Đại Sư Thiện Đạo Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:44 am

» PHÁP MÔN NIỆM PHẬT- HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ TỊNH
Sự Tích - Học Thuyết của Đại Sư Thiện Đạo Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:44 am

» HƯƠNG QUÊ CỰC LẠC Trọn bộ | Hoà Thượng Thích Thiền Tâm
Sự Tích - Học Thuyết của Đại Sư Thiện Đạo Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:39 am

» Tịnh Độ Quyết Nghi (Trọn bộ) - HT Thích Thiền Tâm
Sự Tích - Học Thuyết của Đại Sư Thiện Đạo Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:38 am


 

 Sự Tích - Học Thuyết của Đại Sư Thiện Đạo

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin

Admin


Nam Libra Rooster
Tổng số bài gửi : 4647
Points : 12281
Reputation : 0
Birthday : 19/10/1981
Join date : 23/08/2009
Age : 42
Đến từ : TÂN CHÂU
Job/hobbies : KỸ SƯ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Sự Tích - Học Thuyết của Đại Sư Thiện Đạo Empty
Bài gửiTiêu đề: Sự Tích - Học Thuyết của Đại Sư Thiện Đạo   Sự Tích - Học Thuyết của Đại Sư Thiện Đạo Icon_minitimeTue May 24, 2011 7:59 pm

Sự Tích - Học Thuyết của Đại Sư Thiện Đạo Phat

Đại sư Thiện Đạo là người Tứ Châu, tỉnh An Huy, sanh vào năm thứ chín, niên
hiệu Đại Nghiệp đời nhà Tùy (theo Tây Lịch là năm 613). Ngài xuất gia
từ thời niên thiếu và xem thấy bức tranh cảnh Tây phương quá cảm mến,
nên ước mong sớm vãng sanh về cảnh Tịnh độ. Sau khi thọ giới với luật sư
Diệu Khai, ngài cung kính đọc kinh Quán vô lượng thọ, biết được cửa ngõ
của kinh này là pháp giải thoát sanh tử. Giữa năm Trinh Quán đời nhà
Đường, ngài đến Tinh Châu (huyện Dương Khúc, tỉnh Sơn Tây) lễ bái yết
kiến đại sư Đạo Xước, cầu học pháp môn niệm Phật vãng sanh. Sau đó ngài
vào Trường An, độ khắp dân chúng, viết hết hàng vạn quyển kinh A-di-đà,
vẽ ba trăm bức tranh cõi Cực lạc Tịnh độ. Ban đầu, ngài ở núi Chung Nam
(huyện Trường An, tỉnh Thiểm Tây), luôn luôn đến chùa Quang Minh để
thuyết pháp.





Lúc tuổi già, Ngài ở chùa Thật Tế
(huyện Trường An), đồng thời quản lý kiến tạo hang động ở chùa Phụng
Tiên tại núi Long Môn. Đại sư là một con người hộ trì giới pháp, chưa
từng đưa mắt dòm người nữ, tâm không nghĩ về danh lợi.
Hàng ngày, ngài khất thực để sống, mặc áo xấu ăn cơm hẩm, tu hành phạm
hạnh. Còn đối với mọi người, ngài luôn mở lòng từ bi, thương yêu tha
thứ. Về chính mình thì lòng tin vững chắc bất thối chuyển. Lúc ở chùa
Tây Kinh, ngài cùng pháp sư Kim Cang bàn luận hơn kém của việc niệm
Phật. Ngài Thiện Đạo nói: “Niệm Phật vãng sanh, nếu quả lời nói chân
thật thì các tượng Phật trong nhà phải phóng hào quang; giả như là lời
nói hư vọng thì tôi đọa vào địa ngục”
. Khi ấy, các tượng Phật trong
nhà phóng hào quang, sự việc này trở nên rất nổi tiếng. Cả trung tâm
Trường An, mọi người đều được ngài cảm hóa nhiều không kể. Trong số đó,
có người nhìn tranh mà được xả thân vãng sanh, cũng có người leo lên
trên cây liễu trước chùa nhảy xuống rồi vãng sanh. Đây là sự việc mà lúc
đó ngài Đạo Tuyên đã gần gũi nghe biết. Trong truyện Tân tu vãng sanh
cũng dẫn chứng: “Tăng, Ni ở các châu trong nước Trung Hoa, có người
từ đỉnh núi cao nhảy xuống, có người nhảy vào suối sâu, có người từ trên
cây cao rớt xuống, có người đốt thân cúng dường… Đây là số ít người
trong số hơn một trăm người”
. Lúc đó, sự cuồng nhiệt của tín ngưỡng
do đây có thể thấy được. Về sự nhập diệt của Ngài có hai thuyết: một
thuyết là xả thân vãng sanh (tộc họ, nơi sanh đều không rõ); một thuyết
nói ngài là người Lâm Truy, viên tịch vào ngày 14 tháng 3, năm thứ 2
niên hiệu Vĩnh Long, đời Đường Cao Tông (Tây Lịch 682), hưởng thọ 69
tuổi. Theo thuyết trước, ngài Thiện Đạo hóa thân, theo thuyết sau chính
là ngài Thiện Đạo. Sau khi ngài Thiện Đạo viên tịch, Hoài Uẩn xây dựng
Bảo tháp của ngài ở phía nam thành Trường An, bên cạnh tháp là một ngôi
Già Lam, xung quanh tháp có trồng những cây thơm cỏ lạ và tứ sự cúng
dường luôn luôn đầy đủ.

Các loại sách mà đại sư
trước tác, hiện còn có sáu bộ mười quyển, chính là: bốn quyển Quán kinh
sớ, một quyển Vãng sanh lễ tán ký, hai quyển Pháp sự tán, một quyển
Bát-chu tán, một quyển Quán niệm pháp môn, một quyển Y kinh minh ngũ
chủng tăng thượng duyên nghĩa v.v…. Trong này, Quán kinh sớ có một tên
gọi nữa là Tứ thiếp sớ, quyển này do bốn quyển: Huyền nghĩa, Tự phần,
Định thiện, Tán thiện mà hợp thành. Huyền nghĩa là nói rõ đề kinh và
giáo tướng của sự xem kinh, ba quyển từ Tự phần trở xuống là giải thích
lời văn của kinh. Quán kinh sớ là phần giải nghĩa, còn bốn bộ sách khác
là phần hành nghĩa.
***


Từ triều đại nhà Tùy trở về sau, luận thuyết về Tịnh độ Di-đà đại khái không vượt ra ba loại tư tưởng:

Thứ nhất, là lấy Tịnh độ
làm cõi Tịnh, Thô để dung chứa phàm phu vãng sanh, đây là các chủ xướng
của ngài Huệ Viễn, Trí Khải, Cát Tạng v.v…

Thứ hai, là lấy Tịnh độ làm Báo độ, mà cự tuyệt sự vãng sanh của phàm phu, đây là chủ trương của luận sư Nhiếp luận tông.

Thứ ba, là lấy Tịnh độ
chia ra làm hai thứ Báo độ và Hóa độ. Thánh nhơn chứng từ bực Sơ địa trở
lên thì sanh vào Báo độ. Hàng phàm phu, Nhị thừa thì sanh vào Hóa độ,
đây là sự sáng lập của đại sư Ca Tài, Đạo Thế, Nguyên Hiểu v.v… Do đây
mà thấy được sự vãng sanh vào Báo độ của phàm phu thì cả ba thuyết trên
đều không có nhận định về việc này, đây là căn cứ nơi Tịnh độ mà kết
luận về việc kiến giải nghiệp cảm của tự thân. Tịnh độ chúng sanh của
ngài Huệ Viễn… tùy theo mỗi nghiệp chiêu cảm mà sanh vào cõi Tịnh độ đẹp
hay xấu, đối với việc này có một vài kiến giải. Còn đại sư Thiện Đạo
thì kiên quyết chủ xướng phàm phu vào hết cõi Báo độ. Vì vậy ngài phát
huy hết bổn chỉ của lập giáo Tịnh độ, ngài dùng Tịnh độ Tây phương làm
hạnh nguyện để chứng đắc vào quả vị Phật. Vì ngài xây dựng chủ nghĩa
hoàn toàn không chứa nghiệp cảm của tự thân chúng sanh, Thánh phàm thiện
ác đều có thể nhập vào Báo độ nhứt muội. Còn sức bổn nguyện của Như Lai
thì rất mạnh mẽ, vì Phật nguyện làm duyên lớn (lấy cái này làm Tăng
thượng duyên) nên hàng Ngũ thừa đều có thể vào Báo độ. Do tư tưởng này
mà tất cả chúng sanh đều có hy vọng. Vì đức A-di-đà sẽ cứu độ tất cả đối
tượng phàm phu tội ác. Đối với người phàm phu tội ác thì đức Di-đà dùng
sức nguyện lực rất lớn cứu độ họ. Cho nên phàm phu nhờ nguyện lực dõng
mãnh của đức Phật, được thâu nhiếp vào hào quang nguyện lực của ngài.
Đây mới là bổn chỉ của sự tha lực. Ngài lại nói: “Phật đã nói tám
mươi bốn ngàn pháp môn là thích hợp với giáo nghĩa của thời đại chánh
pháp và tượng pháp. Ở trong hiện tại thời đại mạt pháp, rất thích hợp
với phương pháp Niệm Phật vãng sanh, đây là pháp môn cần thiết cho hàng
phàm phu trong đời ác ngũ trược”
. Tịnh độ giáo là pháp môn Thời giáo
tương ứng, đề xướng hai điểm phàm phu nhập Báo độ và Thời giáo tương
ưng, là cơ sở giáo hóa tinh thần của ngài Thiện Đạo.

Trở lại điểm thứ ba, có
một vấn đề cần giải quyết đó là sự vãng sanh vào Báo độ của phàm phu. Do
nơi sức bổn nguyện của Như Lai, tuy là có thể được việc ấy nhưng con
người phải có đủ điều kiện dựa vào bổn nguyện, chính là nói đầy đủ ba
Tâm, Hành khởi và Tác nghiệp mới có thể vãng sanh về Tịnh độ.

Ba Tâm đó là: An tâm, Thâm tâmHồi hướng phát nguyện tâm.

An tâm còn gọi là tâm chí thành, nghĩa là tâm chân thật, tâm không hư vọng.

Thâm tâm
là có niềm tin vững chắc. Tin có hai thứ, đó là tin cơ và tin pháp. Tin
cơ, tin mình là hàng phàm phu có tội ác, cũng không vượt ra khỏi ý nghĩ
về duyên của con người. Tin pháp có hai thứ là: con người tạo ra niềm
tin và thực hành theo niềm tin đó. Con người tạo ra niềm tin là phải tin
sâu xa vào đức Phật Di-đà và Phật Thích Ca một cách chắc chắn. Tin bổn
nguyện của đức Phật Di-đà, một ý nghĩ cũng không có tâm nghi hoặc. Còn
thực hành theo niềm tin đó là đối với việc niệm Phật vãng sanh không bao
giờ nghi ngờ, mà phải suy nghĩ chắc chắn vào niềm tin sâu xa.

Hồi hướng phát nguyện tâm
là dùng tất cả thiện căn vào việc thực hành, là ý nghĩa đem tâm hồi
hướng nguyện sanh về Tịnh độ. Hồi hướng có hai thứ: Vãng tướng và Hoàn
tướng. Vãng tướng có nghĩa là cầu sanh vào Tịnh độ. Hoàn tướng có nghĩa
là sau sẽ trở lại giáo hoá chúng sanh.

Hành khởi là hành động của ba nghiệp thân, khẩu, ý.

Tác nghiệp là giữ theo
bốn sự tu tập, thân thì lạy đức Di-đà, miệng thì niệm danh hiệu Di-đà, ý
thì tưởng trang nghiêm về đức Phật Di-đà và cõi Tịnh độ.

Hành chia ra làm hai thứ:
Chánh hành (lễ bái, tán thán, quán sát, đọc tụng, xưng danh) và Tạp
hành (ngoài các thứ đó). Chánh hành gọi là Chánh nghiệp, bốn cái khác là
Trợ nghiệp hay còn gọi là Hành bổn nguyện sanh nhân, tên gọi này có ý
nghĩa là chuyên niệm và thấy Phật. Tác nghiệp có bốn thứ: Cung kính (là
phép lễ bái một cách cung kính, ân trọng), Vô dư (chuyên tu về xưng danh
hiệu, chuyên tưởng về cõi Tịnh độ), Vô gián (tâm thực hành liên tục
không gián đoạn), Trường thời (tâm thực hành không thối lui, luôn luôn
tương tục).

Đây là vấn đề quan trọng
mà ngài giảng dạy, nghiên cứu rõ ràng, xin mọi người xem thêm Quán kinh
sớ và các sách khác của ngài. Đại sư lấy Tịnh độ giáo làm giáo lý thiết
thực phổ biến, cũng tương ứng với Thời giáo, vượt ra khỏi pháp môn giải
thoát. Ngài có lòng tin sâu xa vào đại nguyện của Phật mà hoằng hóa cứu
độ tất cả chúng sanh. Hàng phàm phu có niềm tin nhập vào Báo độ và có
niềm tin sâu xa, tin cơ, tin pháp… đều là do sự hiểu biết trôi chảy,
niềm tin mãnh liệt và sự thể nghiệm của ngài. Sự cảm hóa của ngài không
phải là việc tầm thường, đồng thời các học thuyết của ngài cũng là giáo
lý điển hình thay cho Tịnh độ giáo, có thể nói ở giáo lý và sử sách của
Tịnh độ giáo thì ngài là nhân vật cao nhất.



Trích: Luận Sử Tông Tịnh Độ


Sự Tích - Học Thuyết của Đại Sư Thiện Đạo


Nguyên Tác: Lý Thế Kiệt

Việt dịch: Thích Tâm Đại
Về Đầu Trang Go down
https://hoahaotanchau.forumvi.com
 
Sự Tích - Học Thuyết của Đại Sư Thiện Đạo
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Truyền Thuyết Về Đức Phật
» Thuyết pháp ứng khẩu 01 - Thanh Sĩ
» Sự Tích Đức Phật A-Di-Đà
» Nhân Phật Nhất Thể - Diệu Liên Hòa Thượng thuyết giảng
» Ánh sáng Phật pháp kỳ 4 - Thích Thiện Thuận + Thích Hạnh Bảo - Thích Thiện Thuận

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
ƯỚC MONG THẾ GIỚI LÂN HÒA HẢO,NHÀ PHẬT CON TIÊN HÉ MIỆNG CƯỜI :: HƯỚNG TU PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ-
Chuyển đến