ƯỚC MONG THẾ GIỚI LÂN HÒA HẢO,NHÀ PHẬT CON TIÊN HÉ MIỆNG CƯỜI
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

ƯỚC MONG THẾ GIỚI LÂN HÒA HẢO,NHÀ PHẬT CON TIÊN HÉ MIỆNG CƯỜI


 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Top posters
Admin (4647)
Chúng Sanh Vô Biên Thệ Nguyện Độ Vote_lcapChúng Sanh Vô Biên Thệ Nguyện Độ I_voting_barChúng Sanh Vô Biên Thệ Nguyện Độ Vote_rcap 
Latest topics
» TÂM XÃ LÀ GÌ?
Chúng Sanh Vô Biên Thệ Nguyện Độ Icon_minitimeby Admin Tue Apr 02, 2024 2:48 am

» 8 CON ĐƯỜNG CAO QUÝ ĐƯA TA ĐẾN GIÁC NGỘ GIẢI THOÁT
Chúng Sanh Vô Biên Thệ Nguyện Độ Icon_minitimeby Admin Tue Apr 02, 2024 2:48 am

» TÂM CHAY LÀ GÌ?
Chúng Sanh Vô Biên Thệ Nguyện Độ Icon_minitimeby Admin Tue Apr 02, 2024 2:45 am

» GIẢI NGHĨA:VỀ CAO TẦNG CỔ TỔ 9 ĐỜI
Chúng Sanh Vô Biên Thệ Nguyện Độ Icon_minitimeby Admin Tue Apr 02, 2024 2:44 am

» GIẢI NGHĨA :BÀI NGUYỆN HƯƠNG TRƯỚC CỬU HUYỀN THẤT TỔ
Chúng Sanh Vô Biên Thệ Nguyện Độ Icon_minitimeby Admin Tue Apr 02, 2024 2:43 am

» Phải Thiệt Ăn Chay, Không Ăn Ngũ Vị Tân, Tụng Kinh Là Gì.. Hòa Thượng Thích Trí Tịnh,95 Tuổi
Chúng Sanh Vô Biên Thệ Nguyện Độ Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 4:00 am

» Hòa Thượng Thích Trí Tịnh kể chuyện bị quỷ vương tuyên chiến
Chúng Sanh Vô Biên Thệ Nguyện Độ Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:56 am

» Lễ Khánh Tuế Hòa Thượng Thích Trí Tịnh - 95 Tuổi
Chúng Sanh Vô Biên Thệ Nguyện Độ Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:54 am

» KHAI THỊ KHÁNH TUẾ 2010 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
Chúng Sanh Vô Biên Thệ Nguyện Độ Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:53 am

» KHAI THỊ CHÚC TẾT 2010 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
Chúng Sanh Vô Biên Thệ Nguyện Độ Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:52 am

» KHAI THỊ KHÁNH TUẾ 2012 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
Chúng Sanh Vô Biên Thệ Nguyện Độ Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:51 am

» KHAI THỊ KHÁNH TUẾ 2013 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
Chúng Sanh Vô Biên Thệ Nguyện Độ Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:50 am

» KHAI THỊ KHÁNH TUẾ 2008 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
Chúng Sanh Vô Biên Thệ Nguyện Độ Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:50 am

» KHAI THỊ KHÁNH TUẾ 2011 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
Chúng Sanh Vô Biên Thệ Nguyện Độ Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:49 am

» KHAI THỊ KHÁNH TUẾ 1993 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
Chúng Sanh Vô Biên Thệ Nguyện Độ Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:48 am

» KHAI THỊ KHÁNH TUẾ 2009 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
Chúng Sanh Vô Biên Thệ Nguyện Độ Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:45 am

» VẤN ĐÁP PHẬT PHÁP 1994 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
Chúng Sanh Vô Biên Thệ Nguyện Độ Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:44 am

» PHÁP MÔN NIỆM PHẬT- HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ TỊNH
Chúng Sanh Vô Biên Thệ Nguyện Độ Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:44 am

» HƯƠNG QUÊ CỰC LẠC Trọn bộ | Hoà Thượng Thích Thiền Tâm
Chúng Sanh Vô Biên Thệ Nguyện Độ Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:39 am

» Tịnh Độ Quyết Nghi (Trọn bộ) - HT Thích Thiền Tâm
Chúng Sanh Vô Biên Thệ Nguyện Độ Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:38 am


 

 Chúng Sanh Vô Biên Thệ Nguyện Độ

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin

Admin


Nam Libra Rooster
Tổng số bài gửi : 4647
Points : 12281
Reputation : 0
Birthday : 19/10/1981
Join date : 23/08/2009
Age : 42
Đến từ : TÂN CHÂU
Job/hobbies : KỸ SƯ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Chúng Sanh Vô Biên Thệ Nguyện Độ Empty
Bài gửiTiêu đề: Chúng Sanh Vô Biên Thệ Nguyện Độ   Chúng Sanh Vô Biên Thệ Nguyện Độ Icon_minitimeWed May 25, 2011 10:07 pm

Tứ hoằng thệ nguyện



Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ

Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn

Pháp môn vô lượng thệ nguyện học

Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành

Cổ nhân nói: “ruộng dâu hóa biển”, “vạn pháp vô thường”, người học
Phật chúng ta không thể không thấu rõ. Kinh điển dạy rất nhiều, đức
Phật là bậc trí tuệ viên mãn đã chỉ dạy, cương lĩnh đơn giản nhất cũng
chính là nguyên tắc quan trọng nhất mà chúng ta thường niệm “tứ hoằng
thệ nguyện”chính là phương pháp tu hành. Chỉ có bốn câu dễ nhớ nhưng
người học Phật lại luôn xem thường, miệng niệm hằng ngày, biến thành câu
cửa miệng tầm thường nhưng không hề tư duy ý nghĩa của nó, cũng không
hề nghĩ mình phải làm thế nào cho đúng. Sai lầm này là do chúng ta,
không phải Phật Bồ Tát.


Câu thứ nhất của tứ hoằng thệ nguyện dạy phát tâm. Chúng ta học Phật
đã phát tâm chưa? Mấy mươi năm chúng tôi đi qua rất nhiều vùng và nhiều
nước, gặp không biết bao nhiêu bạn đồng tu, nhưng người phát tâm chân
chính quả thật hiếm thấy. Một vạn người, không có được một người phát
tâm. Họ đều biết niệm “chúng sanh vô biện thệ nguyện độ” nhưng trên thực
tế lại không có tâm độ chúng sanh, khởi tâm động niệm vẫn vì chính bản
thân mình. Hay nói cách khác, vẫn là tự tư tự lợi, không hề nghĩ đến
chúng sanh. Ngày nào cũng niệm câu này, nhưng đó chỉ là niệm suông.



Nếu lấy “tứ hoằng thệ nguyện” làm tiêu chuẩn suy xét, chúng ta sẽ
thấy rõ ràng chư Phật Bồ tát, các tổ sư đại đức khởi tâm động niệm đều
vì chúng sinh tận hư không, khắp pháp giới. Chúng ta muốn phát nguyện độ
chúng sinh ở một phương, nguyện này rất nhỏ. Độ chúng sinh ở giới hạn
một khu vực mình đang sống, thậm chí hành tinh mình đang tồn tại, tâm
lượng đó vẫn nhỏ hẹp, trong khi thái hư không là vô lượng vô biên. Mới
độ chúng sanh trên một quả đất thì có đáng gì so với lời Phật dạy “chúng
sanh vô biên thệ nguyện độ”.

Độ như thế nào?
Chúng sinh tận hư không khắp pháp giới, chúng ta đều phải độ. Vậy chữ
“độ” này có ý nghĩa gì? Nếu dùng ngôn ngữ hiện đại, thì “độ” là quan
tâm, yêu quí, dốc lòng dốc sức giúp đỡ. Chúng ta có bao giờ thật sự phát
tâm quan tâm giúp đỡ mọi người trong xã hội? Người học Phật phải dựa
vào lương tâm để tự chất vấn điều này. Được mấy người đã từng phát tâm
quan tâm? không cần bàn đến việc quan tâm tận hư không khắp pháp giới,
mà chỉ cần quan tâm thế giới này, quan tâm đến một quốc gia, một vùng,
một thành phố? Có được mấy người khởi tâm động niệm quan tâm đến xã hội,
quan tâm người khác? Nếu không phát tâm như vậy, người đó là phàm phu,
chưa học Phật, còn mê không giác, và dĩ nhiên chưa giác ngộ.

Người giác ngộ, mỗi niệm đều vì chúng sinh, vì xã hội, trong khi người
mê thường nghĩ cho bản thân. Người xuất gia nếu mỗi niệm đều vì chùa
nhỏ của mình thì cũng không khác gì người tại gia chỉ nghĩ cho bản thân,
gia đình mình. Tâm trạng như vậy mà học Phật, tu vô lượng kiếp vẫn là
phàm phu, vẫn đi trong sáu nẻo luân hồi, không ra khỏi ba cõi.

Tu hành như thế nào?
Muốn tu hành công phu tiến bộ, muốn có thể giảm bớt vọng tưởng, phân
biệt, chấp trước, cổ đức đã dạy: “nhiệm vụ tu hành, phát nguyện là đầu”.
Việc trước tiên là phải phát nguyện, phát tâm, và học Phật. Chư Phật Bồ
Tát mỗi niệm vì tất cả chúng sinh hư không pháp giới, không phải chỉ vì
một cõi nước của Phật. Phật Thích Ca Mâu Ni không chỉ phát tâm vì thế
giới Ta Bà. Chúng ta học Phật cũng cần phải bắt đầu học từ chỗ này, thì
công phu sẽ tiến bộ.

Lão cư sĩ Lý Bĩnh Nam thường dạy bảo chúng ta phải “chuyển tâm”.
“Chuyển tâm” là thay đổi quan niệm, thay đổi cách nghĩ, cách nhìn. Một
số người sẽ hoang mang, chẳng lẽ từ nay về sau không nghĩ đến bản thân
mà chỉ nghĩ đến người khác, nghĩ đến xã hội, vậy có hoàn toàn nên không?
Ngạn ngữ rằng: “người không vì mình, trời tru đất diệt”, vậy người
không vì bản thân thì có lỗi gì?

Vì sao đức Phật nhất định không cho phép chúng ta vì mình? Kinh Bát
Nhã nói “thực tướng các pháp”, nếu dùng ngôn ngữ hiện đại thì “thực
tướng các pháp” là chân tướng của vũ trụ nhân sinh, người thông thường
gọi là chân lý. Đức Phật căn cứ vào chân lý chân tướng sự thật mà nói,
chúng ta chắc chắn có thể tin, có thể tiếp nhận. Vậy chân tướng của sự
thật là gì? sáu đường không thật, mười pháp giới cũng không thật. Trong
kinh Kim Cang có câu: “những thứ có hình tướng đều là hư dối”, lại nói:
“tất cả pháp hữu vi, như mộng huyễn, bèo bọt”. Vậy cái gì là pháp hữu
vi? Quyển Bách Pháp Minh Môn Luận có giải thích rất rõ về “nhất thiết
hữu vi pháp”.

Bồ Tát Thiên Thân đại từ đại bi lấy 660 pháp trong Du Già Sư Địa Luận
do Bồ Tát Di Lặc thuyết. Bồ tát Thiên Thân đem tất cả vạn pháp vũ trụ
nhân sinh quy nạp thành 660 loại, thuận tiện giảng giải, giới thiệu cho
mọi người. Tuy nhiên, người mới học Phật sẽ tiếp nhận một cách khó
khăn. Cho nên bồ tát đem 660 pháp quy nạp tiếp thành một trăm loại, gọi
là bách pháp. Một trăm loại này khi triển khai chính là tất cả pháp vũ
trụ, là vạn pháp. Nói cách khác, tuy là một trăm loại nhưng trên thực tế
là vô lượng vô biên. Trong một trăm loại lại chia thành năm loại lớn







    • Thứ nhất là “tâm pháp”, chúng ta thường nói tám tâm vương.

    • Thứ hai là “tâm sở pháp”, nói tác dụng tâm lý.

    • Thứ ba là “sắc pháp”, chỉ vật chất.

    • Thứ
      tư là “tâm bất tương ưng hành pháp”, nếu dùng cách nói hiện đại thì đó
      là khái niệm trừu tượng, tuy giả nhưng có những sự tướng không thể không
      thừa nhận.


    • Thứ năm là “vô vi pháp”

    </li>
Bốn loại đầu gồm tổng cộng 94 pháp, đều gọi “pháp hữu vi”. Ý nghĩa
“hữu vi” là có sinh có diệt mà nhà Phật dạy là không thật, giả dối. Cái
thật là không sinh không diệt. Sáu cõi luân hồi có sinh có diệt; mười
pháp giới gồm Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, Phật cũng có sinh có diệt.
Phật có sinh có diệt, cũng không phải là thật. Nên nhớ Phật này là Phật
của mười pháp giới. Vậy chỗ nào mới là không sinh không diệt? Đó chính
là “nhất chân pháp giới”. Vậy “nhất chân pháp giới” ở đâu?

Kinh Hoa Nghiêm chỉ cho chúng ta thế giới Hoa Tạng của Phật Tỳ Lô Giá
Na là “nhất chân pháp giới”. Phật lại bảo, “thế giới Tây Phương Cực Lạc
cũng là nhất chân pháp giới”. Kinh Vô Lượng Thọ, kinh Di Đà cũng nói,
người ở thế giới Tây Phương Cực Lạc, ai ai cũng đều thọ vô lượng, không
có sinh diệt. Chúng ta vãng sanh đến Tây Phương cực lạc, không phải từ
nhỏ dần dần trưởng thành người lớn. Nếu từ nhỏ dần dần lớn lên, đó là có
sinh có diệt. Người thế giới Tây phương là hóa thân, thân hình không
khác với Phật A Di Đà, cao lớn, trang nghiêm như nhau. Thế giới đó rất
kỳ lạ, đó là không sinh không diệt, là nhất chân pháp giới.

Thế giới này của chúng ta là hư dối. Đã giả thì phải vứt bỏ, phải
buông bỏ nó. Vứt bỏ và buông bỏ không phải trên việc làm mà bỏ ở trong
tâm. Trong tâm dứt khoát không dính mắc, tức là không phân biệt, không
nắm giữ, được đại tự tại trong tất cả pháp. “Nhìn thấu” đối với những
chân tướng sự thật này, sáng tỏ thật sự, hiểu rõ thật sự, sau đó y chánh
trang nghiêm mười pháp giới. Cần nhớ kỹ, trong mười pháp giới bao gồm
lục đạo luân hồi y chánh trang nghiêm, sự lý nhân quả đều phải sáng tỏ,
đều hiểu rõ.

“Buông xả” là không còn phân biệt, cũng không nắm giữ. Vào được cảnh
giới này thì chính bản thân chúng ta được đại tự tại. Thân thể tuy ở
trong thế gian nhưng có thể hằng thuận chúng sinh, tùy hỷ công đức, tùy
duyên du hý thần thông, sống đời sống của Phật Bồ Tát, không còn đời
sống của phàm phu. Đời sống phàm phu rất khổ não trong khi đời sống của
Phật Bồ Tát tự tại, vui vẻ dường nào. Nhà Phật thường nói: “Phá mê khai
ngộ, lìa khổ được vui”. Tất cả khổ đều do không hiểu rõ chân tướng sự
thật, không biết nhân quả, chỗ phát sinh ra những sự lý này. Khi đã
thông suốt thì tự tại vô cùng, khổ não được nhổ sạch đến tận gốc rễ.
Những lời này tuy nói rất dễ, nghe cũng rất rõ nhưng hầu như chưa ai
trong chúng ta thực hiện được. Vì nếu lĩnh hội triệt để thì đâu có
chuyện không nhìn thấu. Kinh Phật mô tả, thời ấy Thế Tôn thuyết pháp,
trong hàng đệ tử của ngài thậm chí chưa nghe xong một bộ kinh đã có
người khai ngộ, có người chứng quả. Chúng tôi giảng ở đây mấy phút như
vậy, nếu ai đó nghe hiểu sẽ liền khai ngộ, và khi thật sự đã buông xả,
thì liền chứng quả. Pháp hội này so với Phật Thích Ca Mâu Ni ngày ấy
không có gì khác. Nghe giảng rồi vẫn chưa làm được, điều đó chứng tỏ
chúng ta còn chưa hiểu, cho nên cần phải nghe nhiều. Chúng tôi thường
nhắc nhở các bạn đồng tu, nếu muốn thành tựu đích thực ngay trong đời
này, thì phải biết một bí quyết, đó là: “Một môn thâm nhập, huân tu lâu
dài”. Việc học, đáng sợ nhất là học quá nhiều, quá tạp, khi ấy muốn
thành tựu cũng khó hy vọng.

Dựa vào cương lĩnh Giới Định Tuệ, chuyên trì danh hiệu Phật
Đức Phật dạy bảo chúng ta tu hành có ba cương lĩnh lớn, đó là tam học
Giới, Định, Tuệ. Do giới được định. Giới là phương pháp, thủ pháp, tuân
thủ phương pháp của Phật mà tu, gọi là giữ giới, trì giới. Tuân thủ
phương pháp tu học thì sẽ dễ dàng được định. Định lâu sẽ khai trí tuệ.
Thử nghĩ, tu một pháp môn dễ dàng được định hay tu thật nhiều pháp môn
dễ được định? Nhiều bạn đồng tu dụng công rất nhiều, rất nỗ lực hành
thời khóa sớm tối, tụng rất nhiều bộ kinh, thuộc nhiều chú, và biết bao
nghi thức quy tắc khác, nói chung bận bịu tíu tít trong hai giờ như
không thể nào bận hơn được. Tu hành như vậy mấy mươi năm, thành thật mà
nói, vẫn không bằng người niệm một câu A Di Đà Phật miên mật chỉ trong
vài tháng. Chuyên tâm niệm một câu A Di Đà Phật, không nghi ngờ, không
xen tạp, không gián đoạn, chỉ cần ba tháng là tâm tự tại mát mẻ. Còn hơn
người mỗi ngày niệm mấy mươi bộ kinh chú, niệm tất cả các danh hiệu chư
Phật Bồ Tát suốt mấy mươi năm, nhưng tâm vẫn loạn động như thường.

Chúng tôi đã khuyên nhiều vị đồng tu niệm một vị Phật A Di Đà, họ
không dám tiếp nhận vì băn khoăn rằng: “Tôi niệm biết bao nhiêu Phật Bồ
Tát trong nhiều năm, bây giờ không niệm các ngài, các ngài sẽ trách”.
Như vậy họ sợ đắc tội. Quan niệm này hoàn toàn sai lầm. Nghĩ như vậy là
chúng ta dùng tâm phàm phu mà đo lường Phật Bồ Tát, cho rằng Phật Bồ Tát
không khác gì so với chúng ta. Chúng ta không niệm các ngài, các ngài
sẽ trách, chúng ta sẽ đắc tội với các ngài! Nếu tâm lượng của Phật Bồ
Tát như vậy, các ngài sao có thể thành Phật? Nghĩ như vậy là xem thường
Phật Bồ Tát. Chính tâm đó mới tạo tội nghiệp, là đại bất kính đối với
Phật Bồ Tát.

Thậm chí không cần nói đến Phật, Bồ Tát mà chỉ cần nói đến các A La
Hán vốn đã kiến tư phiền não đoạn. Dù chúng ta làm nhục hay sát hại A La
Hán, A La Hán cũng tuyệt đối không giận, mà vẫn cứ yêu quí chúng ta,
như vậy mới gọi là A La Hán. Nếu sân giận thì đó là yêu ma quỉ quái.
Phật Bồ Tát, A La Hán tuyệt đối không giận nếu chúng sanh đắc tội với
các ngài. Do đó cho rằng, trước đây niệm nhiều danh hiệu Phật Bồ Tát,
bây giờ không niệm nữa, Phật Bồ Tát sẽ quở trách, giáng họa. Nghĩ vậy có
khác nào xem Phật Bồ Tát là yêu ma quỉ quái. Thử nói xem tội chúng ta
cỡ nào? Có tu hành công phu làm sao tiến bộ được?

Học Phật việc trước tiên phải rõ lý, làm sáng tỏ chân tướng sự thật.
Chư Phật Bồ Tát đều khuyên niệm Phật A Di Đà. Phật Thích Ca Mâu Ni trong
kinh Vô Lượng Thọ xưng tán Phật A Di Đà là “ánh sáng tột cùng, vua của
chư Phật”. Thế Tôn khen như vậy là thay mặt cho mười phương ba đời, tất
cả chư Phật Như Lai khen ngợi. Không phải chỉ một mình ngài khen ngợi mà
tất cả chư Phật Như Lai, tất cả Bồ Tát, đều khuyên chúng ta niệm Phật A
Di Đà. Cho nên niệm Phật A Di Đà, thì tất cả chư Phật Như Lai đều hoan
hỷ, tất cả Bồ Tát đều tán thán, vỗ tay chúc mừng. Chân tướng sự thật là
như vậy, đáng tiếc nhiều người không hiểu thấu!

Cho nên, một pháp môn thì dễ dàng được định, định có thể khai huệ,
huệ có thể trừ phiền não, việc tu học mới có thể thành tựu. Sự thù
thắng của pháp môn Tịnh Độ không có bất kỳ pháp môn nào sánh bằng. Thế
Tôn dạy trong rất nhiều kinh điển, phàm phu từ lúc mới phát tâm tu hành
mãi đến thành Phật, cần bao nhiêu thời gian? Ai cũng biết là ba đại A
Tăng kỳ kiếp, nhưng người chân thật nghe hiểu được không nhiều. Ba đại A
tăng kỳ kiếp bắt đầu tính từ lúc nào? Tính từ khi mới phát tâm. Ngày
nay chúng ta tu hành có tính không? Không tính! Vì chúng ta chưa phát
tâm, khởi tâm động niệm vẫn là tự tư tự lợi, chưa phát tâm. Phát tâm là
phát tâm Bồ Đề! Khi tâm Bồ Đề vừa phát là đạt quả vị viên giáo sơ trụ Bồ
Tát.

A La Hán, Bích Chi Phật còn chưa phát tâm Bồ Đề. Quyền giáo Bồ Tát,
bốn giáo của tông Thiên Thai dạy chúng ta, Phật của Tạng giáo, Phật Bồ
Tát của thông giáo còn chưa phát tâm Bồ Đề. Vậy tâm Bồ đề đích thực được
phát bởi hạng người nào? Đó là viên giáo sơ trụ Bồ Tát. Phát tâm Bồ Đề
mới vượt qua mười pháp giới, đến pháp giới nhất chân. Từ đó cho thấy, ba
đại A Tăng Kỳ kiếp chỉ viên giáo sơ trụ Bồ Tát là đối tượng chính. Họ
sơ phát tâm, cho nên sơ trụ gọi là phát tâm trụ. Đọc kinh Hoa Nghiêm
phải nên đọc đến phát tâm trụ. Bồ Tát sơ trụ đến quả vị Phật, tổng cộng
bốn mươi hai cấp bậc, qua ba đại A Tăng Kỳ Kiếp mới có thể hoàn thành.
Điều này đức Phật nói rất rõ ràng.

- A tăng Kỳ Kiếp thứ nhất là hoàn thành ba mươi cấp bậc: thập trụ, thập hạnh, thập hồi hướng, còn gọi là Tam hiền.


- A tăng kỳ kiếp thứ hai là tu bảy cấp bậc: từ sơ địa đến thất địa.


- A tăng kỳ kiếp thứ ba là tu ba cấp bậc: Bát địa, Cửu địa, Thập địa
Tu hành chứng quả không dễ dàng. Những gì chúng ta đã tu ngày nay
không tính. Nếu tính từ phàm phu trong lục đạo, mười pháp giới thì thời
gian tu hành tổng cộng là vô lượng kiếp như kinh Hoa Nghiêm đã nói, làm
sao có thể nói chỉ cần ba A tăng kỳ kiếp? cho dù tu vô lượng vô biên
pháp môn cũng không ngoại lệ. Hiểu rõ hết những điều này, chúng ta mới
nhận thấy sự thù thắng của Tịnh Độ, mới biết mình trong đời này gặp được
pháp môn Tịnh Độ là rất hy hữu, quí báu vô cùng.

Pháp môn Tịnh Độ
Pháp môn Tịnh Độ mang theo nghiệp vãng sinh. Chúng ta trong thế gian
có vô lượng nghiệp chướng, chủng tử tập nghiệp, muốn vượt qua sáu đường,
vượt qua mười pháp giới, cũng không nên gấp gáp mà có thể mang theo cả
nghiệp, có thể không cần dứt phiền não, chỉ cần chuyên tâm niệm Phật A
Di Đà. Được sự gia trì theo bổn nguyện của Ngài, chúng ta có thể vãng
sanh đến thế giới Cực Lạc. Thế giới Cực Lạc là nơi phàm thánh đồng cư,
hạ hạ phẩm vãng sanh, không những nhờ sự gia trì của Phật lực mà còn nhờ
“Mười hai kiếp hoa khai kiến Phật” của chúng ta.

Quán Kinh nói “Mười hai kiếp hoa khai kiến Phật”, hoa khai kiến Phật
là quả vị Viên Sơ Trụ, tức quả vị của phát tâm Bồ Đề. Chỉ cần mười hai
kiếp là tâm Bồ Đề của chúng ta đã phát. Nếu không đến thế giới Tây
Phương Cực Lạc mà ở thế giới này, chúng ta vô lượng kiếp, tâm Bồ Đề
không thể phát được. Đến chỗ ngài mười hai kiếp là có thể phát tâm Bồ
Đề. Sự chênh lệch quá lớn nếu đưa ra so sánh, đó là chưa kể sự gia trì
của Phật lực. Tu hành trong môi trường Tây phương cực lạc hiệu quả thù
thắng như vậy, từ vô lượng kiếp rút ngắn còn mười hai kiếp. Nhưng trên
thực tế không có người nào vãng sanh mà không được uy thần bổn nguyện
của Phật A Di Đà gia trì. Khi có Phật lực gia trì, không cần mười hai
kiếp. Đến thế giới Tây Phương Cực Lạc, chúng ta liền làm Phật, tướng mạo
dung nhan như Phật. Nguyện thứ bốn mươi tám nói rất rõ, mười phương thế
giới chúng sinh đến Tây Phương cực lạc đều là sắc thân Tử Ma vàng ròng,
thể chất cơ thể giống như Phật A Di Đà; người vãng sanh về Tây Phương
Cực lạc có tướng mạo hoàn toàn giống như Phật A Di Đà, không thành Phật,
tướng mạo chúng ta làm sao có thể giống như Ngài được? Đức Phật A Di Đà
đã phát nguyện thứ bốn mươi tám, nếu có một nguyện chưa thực hiện thì
ngài không thể thành Phật.




Thế Tôn dạy chúng ta, Phật A Di Đà thành Phật ở thế giới Tây Phương
Cực Lạc đã mười kiếp. Nói cách khác, đại nguyện mà ngài đã phát, mỗi
nguyện đều đã hiện thực. Chúng ta niệm Phật tu học Tịnh Độ, phải lấy
nguyện thứ bốn mươi tám của Phật A Di Đà làm căn bản. Nếu tương ứng với
bản nguyện, chúng ta nhất định phải tin. Còn không tương ứng với bản
nguyện, chúng ta có thể không tin. Xem thật kỹ kinh Vô Lượng Thọ từ đầu
đến cuối, sẽ phát hiện mỗi câu mỗi chữ đều không rời bốn mươi tám
nguyện. Hay nói cách khác, kinh Vô Lượng Thọ là thuyết minh bốn mươi tám
nguyện. Chúng ta có thể tin được vì đây là pháp môn hy hữu khó gặp nên
thực tập đến không nghi ngờ, không xen tạp.

Thế gian tu hành sợ nhất là xen tạp, quyển Tây Phương Xác Chỉ, Giác
Minh Diệu Hạnh Bồ Tát nói, ngài dạy người tu hành kiêng kỵ nhất là xen
tạp. Tụng kinh xen tạp, niệm chú xen tạp. Nếu tu Tịnh Độ, khóa tụng mỗi
ngày đọc kinh Vô Lượng Thọ, kinh A Di Đà, rồi đọc kinh Quán Vô Lượng
Thọ,… như vậy là xen tạp. Thực tế chỉ cần một loại là đủ. Kinh điển của
Tịnh Độ còn không nên xen tạp, huống hồ những kinh điển khác càng thêm
hư việc. Tụng kinh Kim Cang còn muốn tụng thêm kinh Địa Tạng, Phẩm Phổ
Hiền Hạnh Nguyện, đọc chú Lăng Nghiêm, niệm Đại Bi Thập Tiểu Chú, v.v…
xen tạp nhiều như vậy, phỏng đến khi nào mới được thành tựu?

Nhiều ý kiến cho rằng, đây là khóa tụng gốc của tổ sư đặt ra. Không
sai. Khoá tụng gốc của tổ sư đặt, nhưng có phải tổ sư đặt cho chúng ta
không? Tổ sư không đặt cho chúng ta mà đặt cho người khác. Cũng giống
như thầy thuốc kê toa, toa thuốc của người khác, chúng ta bị bệnh, liệu
có dám uống toa của bệnh nhân khác không? Tổ sư là người của thời đại
nào? trong bối cảnh nào? Các ngài đặt ra khóa tụng này, chúng ta phải
hiểu được. Pháp là thuốc trị bệnh chúng sinh, chúng ta phải xem kỹ càng
phương pháp này có hợp với khế cơ không? có thể trị được bệnh của mình
không? Và bệnh của mình là gì?. Bệnh chúng ta là vọng tưởng, tạp niệm,
phiền não. Nếu phương pháp này có thật hiệu quả, phiền não dứt sạch, trí
tuệ khai mở thì cứ giữ khóa tụng gốc. Còn tụng niệm nhiều năm mà phiền
não mỗi ngày tăng trưởng, trí tuệ không mở, không được giác ngộ, giống
như bị bệnh lâu năm, uống thuốc không hiệu quả thì phải xem xét lại
phương pháp tu học của mình. Hãy thử quan sát thật tỉ mỉ, một bà cụ chỉ
niệm thật thà chân thành một câu A Di Đà Phật, liên tục trong khoảng năm
năm, bà cụ đứng vãng sanh, ngồi vãng sanh, biết được giờ chết, lại
không bị bệnh, đó là hiệu quả thật. Chúng ta niệm nhiều năm nhưng vẫn
kém xa họ.

Người ta sinh tử tự tại, còn chúng ta có cầm chắc đối với chuyện sinh
tử không? Hiện tại vẫn chưa chắc chắn. Điều này cho thấy phương pháp
nhiều người trong chúng ta đã tu học không có hiệu quả, vẫn không giác
ngộ. Cho nên khoá tụng càng đơn giản càng tốt, càng đơn giản mới là pháp
môn chân thật, pháp môn vi diệu. Kinh điển, chỉ một bộ là đủ, chỉ một
bộ có thể thành Phật. Càng nhiều bộ chỉ e gây chướng ngại cho vãng sanh,
điều này không thể không biết. Thỉnh thoảng chúng ta xem một chút thì
được, có thể giúp đỡ bản thân đoạn trừ nghi hoặc. Còn việc tu chính của
mình dứt khoát chỉ là một bộ kinh, một pháp môn, quyết không xen tạp,
không gián đoạn, thì công phu mới được đắc lực, mới có hiệu quả, hơn nữa
hiệu quả vô cùng rõ rệt, tự mình biết, không cần phải hỏi người khác.
Khi vọng niệm ít, tâm phân biệt giảm, chấp trước cũng nhạt đi, đây mới
đúng là tu hành tiến bộ, tâm địa chúng ta trở nên tương đối bình tĩnh,
tương đối ung dung, cũng tương đối có trí tuệ. Trước đây với người, với
việc, với vật, cứ lộn xộn rối tung, bây giờ dần dần rõ ràng, không mơ hồ
như trước, đó là dấu hiệu của tiến bộ. Trước đây đọc kinh không hiểu ý
nghĩa, thấy người ta chú giải, thì luôn cho ý người ta giải sai, hiểu
sai, bây giờ đọc kinh hiểu ý nghĩa, đọc chú giải của đại đức xưa cũng
hiểu được ý của họ, đó là hiện tượng của sự tiến bộ. Trước đây nhìn
người không biết phân biệt người tốt người xấu, bây giờ dần dần phân
biệt được. Trước đây tiếp xúc những sự việc tốt, hoặc giả không tốt,
không thấy được, qua mấy năm, nhân quả của những sự việc này liền được
tỏ bày, có thể nhìn ra, đây đều là hiệu quả hiện tiền tu học của chúng
ta. Cho nên, tu học Phật pháp hiệu quả vô cùng.



Pháp sư: TỊNH KHÔNG


Biên dịch: Vọng Tây cư sĩ


Biên tập: PT. Giác Minh Duyên


Giảng tại Viện Giáo Dục thị xã Đài Đông, tháng 02 - 1998
Về Đầu Trang Go down
https://hoahaotanchau.forumvi.com
 
Chúng Sanh Vô Biên Thệ Nguyện Độ
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Tăng huyết áp | Hiểu rõ Nguyên nhân và nhận biết Triệu chứng, Dấu hiệu, Biến chứng
» Viêm Loét Dạ Dày Tá Tràng; nguyên nhân, chẩn đoán và các biến chứng
» Viêm dạ dày | Thông hiểu Nguyên nhân, Biến Chứng, Điều trị và Phòng ngừa
» Trào ngược dạ dày thực quản | Nhận biết Biến chứng, Triệu chứng, Dấu hiệu,Điều Trị và Ăn uống
» 3 TRIỆU CHỨNG PHỔ BIẾN TRÊN HÔ HẤP THƯỜNG GẶP

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
ƯỚC MONG THẾ GIỚI LÂN HÒA HẢO,NHÀ PHẬT CON TIÊN HÉ MIỆNG CƯỜI :: HƯỚNG TU PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ-
Chuyển đến