ƯỚC MONG THẾ GIỚI LÂN HÒA HẢO,NHÀ PHẬT CON TIÊN HÉ MIỆNG CƯỜI
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

ƯỚC MONG THẾ GIỚI LÂN HÒA HẢO,NHÀ PHẬT CON TIÊN HÉ MIỆNG CƯỜI


 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Top posters
Admin (4647)
Phép Tu Tịnh Độ Vote_lcapPhép Tu Tịnh Độ I_voting_barPhép Tu Tịnh Độ Vote_rcap 
Latest topics
» TÂM XÃ LÀ GÌ?
Phép Tu Tịnh Độ Icon_minitimeby Admin Tue Apr 02, 2024 2:48 am

» 8 CON ĐƯỜNG CAO QUÝ ĐƯA TA ĐẾN GIÁC NGỘ GIẢI THOÁT
Phép Tu Tịnh Độ Icon_minitimeby Admin Tue Apr 02, 2024 2:48 am

» TÂM CHAY LÀ GÌ?
Phép Tu Tịnh Độ Icon_minitimeby Admin Tue Apr 02, 2024 2:45 am

» GIẢI NGHĨA:VỀ CAO TẦNG CỔ TỔ 9 ĐỜI
Phép Tu Tịnh Độ Icon_minitimeby Admin Tue Apr 02, 2024 2:44 am

» GIẢI NGHĨA :BÀI NGUYỆN HƯƠNG TRƯỚC CỬU HUYỀN THẤT TỔ
Phép Tu Tịnh Độ Icon_minitimeby Admin Tue Apr 02, 2024 2:43 am

» Phải Thiệt Ăn Chay, Không Ăn Ngũ Vị Tân, Tụng Kinh Là Gì.. Hòa Thượng Thích Trí Tịnh,95 Tuổi
Phép Tu Tịnh Độ Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 4:00 am

» Hòa Thượng Thích Trí Tịnh kể chuyện bị quỷ vương tuyên chiến
Phép Tu Tịnh Độ Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:56 am

» Lễ Khánh Tuế Hòa Thượng Thích Trí Tịnh - 95 Tuổi
Phép Tu Tịnh Độ Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:54 am

» KHAI THỊ KHÁNH TUẾ 2010 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
Phép Tu Tịnh Độ Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:53 am

» KHAI THỊ CHÚC TẾT 2010 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
Phép Tu Tịnh Độ Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:52 am

» KHAI THỊ KHÁNH TUẾ 2012 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
Phép Tu Tịnh Độ Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:51 am

» KHAI THỊ KHÁNH TUẾ 2013 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
Phép Tu Tịnh Độ Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:50 am

» KHAI THỊ KHÁNH TUẾ 2008 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
Phép Tu Tịnh Độ Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:50 am

» KHAI THỊ KHÁNH TUẾ 2011 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
Phép Tu Tịnh Độ Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:49 am

» KHAI THỊ KHÁNH TUẾ 1993 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
Phép Tu Tịnh Độ Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:48 am

» KHAI THỊ KHÁNH TUẾ 2009 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
Phép Tu Tịnh Độ Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:45 am

» VẤN ĐÁP PHẬT PHÁP 1994 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
Phép Tu Tịnh Độ Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:44 am

» PHÁP MÔN NIỆM PHẬT- HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ TỊNH
Phép Tu Tịnh Độ Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:44 am

» HƯƠNG QUÊ CỰC LẠC Trọn bộ | Hoà Thượng Thích Thiền Tâm
Phép Tu Tịnh Độ Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:39 am

» Tịnh Độ Quyết Nghi (Trọn bộ) - HT Thích Thiền Tâm
Phép Tu Tịnh Độ Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:38 am


 

 Phép Tu Tịnh Độ

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin

Admin


Nam Libra Rooster
Tổng số bài gửi : 4647
Points : 12281
Reputation : 0
Birthday : 19/10/1981
Join date : 23/08/2009
Age : 42
Đến từ : TÂN CHÂU
Job/hobbies : KỸ SƯ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Phép Tu Tịnh Độ Empty
Bài gửiTiêu đề: Phép Tu Tịnh Độ   Phép Tu Tịnh Độ Icon_minitimeSat May 28, 2011 10:49 am

Sớm mai hoặc đầu hôm
mỗi ngày, thắp đèn hương trên bàn Phật, rót 5 chén nước lạnh tụng trước bàn
Phật nhựt khóa sau đây, đứng ngồi quì tùy theo mình mạnh yếu, gấp thời bái xá.
Còn như đi lỡ đường hoặc ở nhà không thờ Phật Di Đà, day mặt về hướng Tây niệm
thầm mà xá cũng đặng. Lòng thành dù không phải ngày chay cũng lạy tụng.

NHỰT KHÓA
Đệ tử (thiện nam, tín
nữ) Họ tên
Pháp danh (không có thì thôi) tu tịnh độ cầu vãng
sanh Cực lạc (xá cặm hương bái)
Nam Mô Ta Bà Thế Giới Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu
Ni Phật (đọc 3 lần 3 lạy)
Nam Mô Thập Phương Tận Hư Không Giới Nhất Thiết Chư
Phật (1 lạy)
Nam Mô Thập Phương Tận Hư Không Giới Nhất Thiết Tôn
Pháp (1 lạy)
Nam Mô Thập Phương Tận Hư Không Giới Nhất Thiết
Hiền Thánh Tăng (1 lạy)
Nam Mô Tây Phương Cực
Lạc Thế Giới Tam Thập Lục Vạn ức, Nhứt Thập Nhứt Vạn, Cửu Thiên Ngũ Bá, Đồng
Danh Đồng Hiệu, Đại Từ Đại Bi, Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật (lạy 10 lạy, gấp
niệm 3 lần 3 lạy)
Nam Mô Quan Thế Âm Bồ
Tát (3 lần 3 lạy)
Nam Mô Đại Thế Chí Bồ Tát (3 lần 3 lạy)
Nam Mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát (3 lần 3
lạy)
Chúng Sanh Vô Biên Thệ Nguyện Độ (Xá nguyện độ hết
chúng sanh)
Phiền Não Vô Tận Thệ Nguyện Đoạn (Xá nguyện trừ hết
phiền não)
Pháp Môn Vô Lượng Thệ Nguyện Học (Xá nguyện học vô
lượng pháp môn)
Phật Đạo Vô Lượng Thệ Nguyện Thành (Xá thề nguyện
tu tới thành Phật)
Nam Mô A Di Đa Bà Dạ,
Đa Tha Dà Đa Dạ, Đa Điệc Dạ Tha, A Di Rị Đô Bà Tì, A Di Rị Đa, Tất Đam Bà Tì, A
Di Rị Đa, Tì Ca Lan Đế, A Di Rị Đa Tì Ca Lan Đa, Dà Di Nị, Dà Dà Na, Chỉ Đa Ca
Lệ Ta Bà Ha.
(Tối niệm 108 lần càng
quí, niệm nội 59 chữ vãng sanh từ Nam Mô A Di Đà..tới Ta Bà Ha). Thần chú vãng
sanh, hưỡn niệm nhiều, gấp niệm ít, để tối niệm nhiều mà đếm.

NHỰT KHÓA THẬP NIỆM

(Ai gấp việc ban mai niệm bấy nhiêu đây)
Đệ tử (thiện-nam,
tín-nữ) họ tên pháp danh tu Tịnh-Độ thập-niệm pháp môn cầu vãng-sanh Cực-lạc.
Nam mô Ta bà Thế Giới Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu
Ni Phật (1 lạy)
Nam Mô Tây-Phương Cực-Lạc Thế-Giới, Tam Thập Lục
Vạn ức, Nhứt Thập Nhứt Vạn Cửu Thiên Ngũ Bá Đồng Danh Đồng Hiệu, Đại-Từ Đại-Bi
Tiếp Dẫn Dạo-Sư A Di-Đà Phật (1 lần 1 lạy�-10 lần 10 lạy)
Nam Mô Quan-Thế-Âm Bồ-Tát (1 lạy)
Nam Mô Đại-Thế-Chí Bồ-Tát (1 lạy)
Nam Mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ-Tát (1 lạy)

Nam Mô Đại Thánh Địa Tạng Vương Bồ-Tát (1 lạy)

Niệm ỏNam Mô A-Di-Đà Phậtõ 10 hơi, mỗi hơi đặng mấy
câu cũng được. Có thuộc lòng 16 câu hồi hướng càng tốt.
Kẻ gấp việc hay kẻ dốt
dùng phép Thập niệm nầy; hoặc mỗi sớm mai, thắp hương niệm 5 hiệu Phật mà lạy;
rồi niệm mười hơi Di-Đà, lạy rồi ra cũng đủ. Tối nên lạy vậy. Ráng học
vãng-sanh niệm đủ 30 vạn biến thời có Di-Đà ứng điềm bảo-hộ.


Phật muốn độ tận chúng
sanh nên dạy tu Tịnh độ dễ quá. Tuổi còn nhỏ hoặc kẻ ăn chay trường chưa nổi
thời ăn hai ngày, lần sáu đến mười ngày, trong một tháng mà tập lần lên trường
trai. Ngày nào ăn chay niệm Phật hoặc niệm vãng sanh được đếm. Ngày ăn mặn cũng
niệm mà xả. Tuy ngày ăn mặn nhưng ăn tam tịnh nhục: khô mắm thịt chợ. Dầu tôm
cá sống cũng không cho sát sanh trong nhà. Gà vịt cũng vậy, vật chi khỏi giết
trong nhà thời khỏi sát sanh. Còn thịt chó, trâu hay bò cày cũng phải cữ tuyệt
vì hai thú đó có công lớn với đời. Nếu ăn, Phật không rước. Nếu mua đồ chợ làm
saün mắc hơn, vì ham rẻ mà chịu tội thời coi tiền bạc trọng hơn phần hồn, lâm
chung Phật không rước, uổng công tu. Dù của nhiều thác khó đem theo. Luật cữ
sát sanh nghiêm cấm như vậy, vì loài tứ sanh và con chi biết bò, bay, máy, cựa
cũng có chủng tử Phật. Phật cũng độ lên tu cho thành Phật, không cho giết nó,
ăn nó mà bổ mình; mạnh hiếp kẻ yếu. Vì lòng từ bi thương xót như vậy nên Ngài
buộc trường trai.
Nếu biết thấu hai chữ
tánh mạng, thời trường trai dễ như chơi. Chỉ đẹp miệng xác phàm vài năm, lúc
lâm chung Phật không rước uổng biết dường nào.

Ở thành thị dễ cữ sát
sanh. Muốn ăn thịt cá ra chợ mua khỏi phải giết con chi trong nhà. Trái lại ở
thôn quê khó cữ sát sanh vì phần đông nuôi gà vịt hay bắt cá tôm tép cho đỡ tốn
tiền nhưng dễ phóng sanh (bằng cách lấy đất sét bao trứng cá đừng cho dính múi,
bỏ xuống ao hồ; hay cứu kiến khi nạn lụt ngập). Nếu sát sanh, những oan hồn tụ
tập trong nhà chờ báo oán.
Nhứt là cơn có bịnh
phải ăn chay trường. Nếu ăn chay không nổi nên nhịn đói chớ đừng ăn mặn. Cần
niệm Di Đà cho lắm. Nếu số phần tới, thời lúc ngặt mình đừng nhớ việc chi hết;
bảo người nhà đỡ ngồi dậy, day mặt về phía mặt trời lặn, niệm vài chục câu ỏNam
Mô A Di Đà Phậtõ cho lớn rồi niệm thầm. Nếu tới số thấy Phật Di Đà qua rước
chẳng sai. Nếu chưa tới số, thiệt mạnh chắc chắn, ăn trường trai không đặng, cứ
trở lại lục hoặc thập trai như xưa. Tới bệnh lại cũng ăn trường như vậy. Nội
nhà lập nguyện giữ phép mà tu. Nếu ai có bịnh, cũng biết dự phòng ăn trường cho
đến mãn phần, thời Di Đà rước hẳn.

Nhứt là dặn người nhà,
lúc ngặt mình, người bịnh niệm Phật, nội nhà niệm tiếp, cấm khộng cho kêu khóc.
Nếu kêu khóc, thời Phật Di Đà trở về không rước, rất uổng công tu. Có việc chi
cần thì trối trước, đừng để lúc đó làm rộn cho người bịnh, loạn tâm xao lãng sự
niệm Phật, khó vãng sanh. Cách này là độ tận chúng sanh, không bỏ sót ai hết.
Tu Tịnh độ như vậy, muôn người lâm chung vãng sanh đủ muôn người, không phải
khó như tham thiền hay luyện đơn (tu tiên).

Chớ người tu tịnh độ
trường trai 24 tháng, niệm Di Đà đủ 30 vạn câu, người giỏi nữa niệm thêm 30
biến vãng sanh, thời có Phật ở trên đầu phò hộ. Quả vị cao, tòa sen lớn, giữ
theo công-quá-cách chừa dữ làm lành. Mỗi tháng nhớ ngày giờ sám hối cầu nguyện.
Mỗi ban mai tụng nhựt khóa hoặc thập niệm lúc không rảnh. Thời lâm chung biết
ngày giờ Phật sẽ rước mình. Nếu ai làm phước bố thí nhiều, thời không bịnh
hoạn, ngồi chắp tay day mặt về hướng Tây mà xuất hồn. Ai có công khuyên độ
nhiều người về Cực lạc trước, khi Phật rước hồn, nghe tiếng nhạc hoặc có mùi
thơm lạ. Nếu phước lớn, thấy hào quang chiếu sáng. Như vậy làm cho đời thấy
nhãn tiền tin chắc tu theo.
Chừng vãng sanh về Tây
phương, học đủ lục thông (6 phép thần thông) làm Phật La Hán, xin phép Phật đi
độ ông bà và cha mẹ về Cực lạc để báo ân như Phật La Hán Mục Kiền Liên đi cứu
bà mẹ là Thanh Đề vậy.
Nếu ai may còn ông bà
cha mẹ, thời lạy mà giảng tu tịnh độ. Mình ráng nuôi cơm chay cho cha mẹ tu
thành trước quí hơn. Mình nguyện niệm phụ, tu phụ cho chắc thành. Nếu ông bà
cha mẹ yếu sức vì già cả, đến lâm chung Phật rước ông bà cha mẹ nhãn tiền có
điềm linh hiển. ông bà cha mẹ ngồi tòa sen trước mà đợi mình, thời khỏi lo tuần
tự tụng kinh siêu độ mà tốn nhiều tiền. Nên để số tiền ấy ấn tống kinh hay bố
thí cho kẻ nghèo và hồi hướng công đức ấy vãng sanh Cực lạc.
Nếu rủi cha mẹ đã mãn
phần trước, mình muốn báo hiếu cho mau thời chọn ngày sám hối lập nguyện niệm
Phật thế cho cha 30 vạn câu, cho mẹ 30 vạn câu và nguyện phóng sanh bao nhiêu
mạng, thí kinh bao nhiêu, bố thí mấy chục đồng, phải làm tất số mà cầu vong hồn
cha mẹ tên họ chi, siêu thăng về Cực lạc. Niệm đến khi nào Phật ứng mộng mới
thôi. Nếu giàu có muốn tụng kinh niệm Phật cầu cho cha mẹ mình cũng phải niệm
thế, ít nhiều mới cảm động; chớ ỷ có tiền mướn tụng niệm thôi thì vong hồn chỉ
đầu thai hưởng phước chớ không siêu thăng đặng. Còn sự nguyện thí kinh, phóng
sanh, bố thí tùy theo giàu nghèo mà nguyện. Trong kinh Hồi dương lời vua Nhứt
Điện Tần Quảng Vương phán rằng: ỏNhà nghèo bố thí một đồng sánh bằng nhà giàu
bố thí ngàn đồng.õ Tùy theo sức mà làm, đừng sợ bố thí ít không siêu, phải vay
cho mắc nợ tới chết trả không nổi phạm khoảng du đạo Phật không rước. Nếu có
nhiều tiền nên bố thí nhiều.
Nếu ông bà cha mẹ tuổi
đã quá cao hay bệnh già quá yếu, năng lực của thân và tâm đều kém yếu, mình lạy
mà giảng tu tịnh độ và dung phương pháp trợ lực sau đây:
Tất cả con cháu trong
nhà nhất là chính mình nên thay phiên nhau ở bên ông bà cao tiếng niệm Phật,
mỗi phiên độ nửa giờ. Mỗi ngày cứ luân phiên nhau như thế, đừng để cho tiếng
niệm hở dứt. Ông hay bà có thể niệm theo càng tốt, bằng không chỉ khuyên người
nhiếp tâm nghe kỹ, cũng như niệm thì cũng được thường không rời Phật. Những
người trợ niệm chẳng mấy gì phí sức mà lại gieo được nhân lành giải thoát về
sau. Nếu có tiền, mua một máy ghi âm thu bài giảng về thế giới Cực lạc trước
đây, 48 điều nguyện của Phật Di Đà hoặc bài giảng nghĩa kinh Di Đà trong cuốn
Lão Nhơn Đắc Độ và tiếng niệm Phật cho rõ ràng để phát hằng ngày liên tục cho
ông bà nghe thì cũng có thể vãng sanh về Cực lạc. Nên nhớ lúc ông hay bà ngặt, mình
cứ niệm NAM MÔ A DI ĐA À PHẬT mà thôi. Phương pháp trên đây cũng có thể áp dụng
cho ngườI bệnh yếu gần chết.

NÊN NIỆM THÁNH HIỆU QUAN THẾ ÂM BỔ TÁT
Bồ Tát Quan Thế Âm có
nhân duyên rất lớn với chúng sanh cõi Ta Bà này. Tuy thường hầu cận Đức Phật A
Di Đà nhưng vì thệ nguyện rộng sâu và lòng từ bi, Ngài hiện thân khắp nơi tìm
tiếng cứu khổ. Chúng sanh nào gặp những tai nạn lâm nguy như: đao binh, nước
lửa, đói kém, cào cào, ôn dịch, khô hạn, cướp bóc, oan gia, thú giữ rắn độc, ác
quỉ, yêu mị, kẻ tiểu nhơn ám hại, bệnh khổ, v.v...nếu chí thành khẩn thiết niệm
danh hiệu ngài thì nhứt định sẽ được sức từ bi ủng hộ của Ngài tránh tai qua
nạn khỏi.
Trong Phẩm Phổ Môn
nói: ỏChúng sanh nào nhiều dâm dục, giận hờn, ngu si, nếu thường niệm cung kính
Ngài sẽ được xa lìa các nghiệp ấy.õ Phải dùng hết tâm lực đừng nghi ngờ thì cầu
việc gì cũng được.
Người tu tịnh độ ngoài
việc hôm sớm lễ Phật A Di Đà nên niệm thêm Bạch Y Thần Chú và lễ niệm Đại Sĩ sẽ
được gia bị trong âm thầm, có thể đổi họa làm phước, gặp rủi ro hóa may mà
chính mình không biết.
Người đàn bà khi sắp
sanh thường bị đau khổ, có khi vài ngày sanh không được hoặc chết vì sản nạn.
Có người tuy sanh được nhưng lại bị huyết băng và nhiều bịnh nguy hiểm, đứa con
sinh ra thì bị các chứng kinh phong v.v.. cho nên người đàn bà lúc sanh nên chí
thành khẩn niệm ỏNAM MÔ QUAN THẾ ÂM BỔ TÁTõ. Khi niệm cần phải to tiếng, không
nên niệm thầm vì niệm thầm do tâm lực kém nên sức cảm ứng cũng kém. Đang dùng
sức sanh đứa bé ra, nếu niệm thầm thì nín ép hơi phải mang bịnh. Nếu chí thành
khẩn thiết mà niệm quyết không có sự đau đớn, khó sanh, huyết băng, đứa con sẽ
khỏi bị kinh phong hoặc bị các chứng bịnh nguy hiểm khác. Dù gặp trường hợp khó
sanh có nguy hiểm đến tánh mạng, sản phụ cùng những kẻ hộ sanh cũng phải đồng
to tiếng niệm Quan Âm. Người quyến thuộc tuy ở nơi khác đều phải vì sản phụ
niệm giúp. Như thế trong giây phút sản phụ liền được yên ổn mà sanh. Có nhiều
bà lão niệm Phật, xem sanh sản là việc đáng sợ, cho đến dâu con mình sanh không
dám qua săn sóc huống chi là bảo niệm Quan Âm; Bồ Tát không sự khổ nào chẳng
cứu vớt, không tai nạn nào chẳng giúp đỡ xót thương, đâu có lý đối với hạng sản
phụ mà bỏ sót. Lúc sanh sản tuy lõa lồ không sạch nhưng đó là việc dĩ nhiên.
Trong cảnh ngộ không thể tỏ bày sự cung kính, chỉ chí thành nơi tâm. Nếu ở
trường hợp làm được mà không làm thì thật là có tội. Lúc sanh sản khó, nên niệm
Ngài, chẳng những không tội lỗi mà khiến cho mẹ con sản phụ gieo trồng căn
lành. Người đàn bà khó sanh, khi có thai nên chí thành niệm danh hiệu ngài, cầu
nguyện hằng ngày cũng được như ý muốn.

Vào khoảng năm 1929,
có một viên trung úy hải quân ngườI Pháp tên Robert Taie. Ông này có vợ người
Việt Nam. Một hôm ông đi tàu biển gặp một trận bão tố không hy vọng thoát chết,
ông sực nhớ lại bà mẹ vợ và vợ ông đạo Phật thường khuyên ông niệm danh hiệu
Đức Quan Thế Âm lúc nguy biến. Trong lúc thập tử nhứt sanh, ông ngồi xếp bằng
nhắm mắt lại, niệm danh hiệu ngài. Sau đó nửa giờ, ông mở mắt ra, thấy chiếc
tàu trôi giạt, khuất sau một hòn đảo nhỏ. Thuyền trưởng và mọi người trên tàu
hết sức vui mừng, cho là phép mầu nhiệm và thấy cử chỉ ông trung úy lấy làm
ngạc nhiên. Ông bèn thuật lại cho mọi người nghe và đề nghị với viên thuyền
trưởng lập một chùa để nhớ ơn Ngài cứu độ. Chùa này dựng trước thành Ô Ma pháo
thủ gọI là chùa Quan Thế Âm hiện nay vẫn còn.


Bài Vấn Đáp Cho Khỏi Nghi
Hỏi: Có kẻ tu lâu, gần
lâm chung ngã mặn thôi tu, kế chết Phật rước chăng?
Đáp: Kẻ ấy như người
đến bến đò, chờ lâu ngã lòng đi chơi, đò qua sông không hay, làm sao Phật rước
đặng? Nhưng vị này lúc bịnh ráng nguyện lại, trường trai theo phép, niệm Phật
gia bội ít ngày Phật rước mau lắm. cũng như người đến bến đò đã lâu, bỏ đi chơi
nay kịp chuyến đò. Quí vị ngã mặn đã lâu, vì nghi ngại tu không kịp để thác như
để hụt đò. Uổng quá! Tiếc thay!
Hỏi: những vị nào hồi
tâm muộn quá, đôi ngày kế thác có đặng vãng sanh không?
Đáp: Quí vị lúc gần
lâm chung, có thiện căn mới được. Song phải phát nguyện, xuất của bố thí tức
thời, hoặc dặn con bố thí thế cho mình. Nghèo thời dặn con trường trai trong ba
năm tang. Niệm Phật tụng kinh Di Đà cho mình. Đại nguyện như vậy, lòng phải chí
thành niệm Phật nửa ngày hoặc ít giờ, Phật cũng rước về làm dân tu thêm cho
khỏi phải luân hồi.
Hỏi: Ai ăn người nấy
no, con tu thế cho cha mẹ đặng sao?

Đáp: Sao không, vì máu
thịt cha mẹ chia ra tuy thác như sống, trối tu như vậy thời thành, song e con
cháu không chịu tu thời vong hồn tu thêm tại Tây phương, lâu ngày cũng có quả
vị. Quí vị lúc lâm chung có Phật rước thời đặng thành.
Hỏi: Người phàm nhiều
kiếp đến nay, làm tội dữ vô số, gần chết niệm Phật mười câu sao mà đặng vãng
sanh dễ như vậy?
Đáp: Người ấy đời nay
không tu sớm mà kiếp trước có công tu nhơn tích đức mộ đạo Phật, nay lỡ mê trần
nên không tỉnh ngộ. Nếu kiếp trước không tu thời nay chết như thế thường, đâu
có may gặp người biết phép Tịnh độ chỉ điểm lúc lâm chung, niệm Phật hết lòng
cho Phật rước. Người không có thiện căn dầu hết lòng chỉ điểm cũng không tin mà
niệm Phật có đâu ăn năn đắc ngộ mà sám hối tội lỗi xưa, bỏ hết các việc vọng
tưởng ỏquyết một đường qua Cực lạc, không mơ ngõ khácõ lòng chí thiết không xao
lãng như vậy, niệm Phật một câu bằng ngàn câu: mười câu bằng muôn câu, lẽ nào
Đức Phật Di Đà không cảm động qua rước. Kinh Thập Lục Quán nói: ỏ Lòng thanh tịnh
chí quyết, niệm 10 hơi cũng đủ tiêu tội 80 ức dư kiếp trướcõ. Nếu quả lòng
thành như vậy, nhờ có công tu kiếp trước, Đức Phật Di Đà qua rước chẳng sai.
Hỏi: Nếu còn tội mà ăn
năn tu niệm chí thành, cũng đặng vãng sanh về Tây Phương tu thêm mới thành Phật.
Vậy thời vội tu sớm làm chi, để hưởng mùi đời cho phỉ tình, đợi gần chết ăn
không đặng sẽ trường trai, tu niệm Tịnh độ ít ngày mà theo Phật như mấy người
ác vãng sanh đó, tội gì mà tu sớm thiệt thòi lắm.

Đáp: Phật quí tại tâm,
những ác nhơn vãng sanh là thuở nay không biết phép Tịnh độ mà tu, nay gần lâm
chung có người chỉ điểm nên hồi tâm niệm Phật, ấy là làm ác bấy lâu mà vô tâm,
nay sám hối hồi tâm Phật mới rước, chớ tiềm tâm làm ác, tính điếm đàng xảo
quyệt, Trời Phật thua trí người sao? Trời Phật chuộng những người chân thật. Kẻ
dữ được vãng sanh vì có căn tu kiếp trước nên Phật thương tình mà xui người chỉ
điểm lúc lâm chung. Muôn người mới có một. Có mười hạng người khi lâm chung
niệm Phật không đủ mười câu; Một là lúc lâm chung không gặp người biết tu tịnh
độ mà chỉ điểm. Hai là oan báo theo mình cản trở không cho niệm Phật. Ba là
bịnh á khẩu hoặc tắt tiếng. Bốn là mê sảng không biết gì. Năm là bị chết chìm
chết thiêu. Sáu là bị hùm tha sấu bắt, rắn cắn trào đờm. Tám là trúng thực
nhiễm gió bất tỉnh nhơn sự. Chín là tử trận. Mười là té cây đụng xe gẫy chân.
Mười sự chết đó dễ gì tỉnh táo mà niệm mười câu cho minh bạch lòng không loạn
tâm, hoặc niệmPhật mà còn tưởng vợ chồng con cái, nhớ của chôn lo trối trăn hậu
sự dễ bị xao lãng, có đâu lòng biết ăn năn giữ thanh tịnh niệm cho đủ số. Hoặc
lòng còn nuối kẻ nọ, trông có thuật hoàn sanh, chồng khóc vợ kể, con cháu theo
kêu cho rầy tai, loạn tâm lãng trí, trong lòng bối rối như tơ, khó sửa lòng
thanh tịnh mà niệm đủ 10 câu cho Phật rước. Chớ đợi đến già mới niệm Phật
Thiếu chi mồ trẻ đã
qua đời
Khuyên niệm Phật than
mình chưa rảnh
Đợi bắt hồn rắp việc
cũng theo!
Nhứt là thờI buổi giặc
giã chiến tranh, người ta bị bom đạn chết một cách bất ngờ. Đâu có ai chắc mình
sống đến ngày mai. Ai biết trước số mấy mươi mà thác, đừng tin thầy coi số coi
tướng nói bốc bướng mà lầm. Thừa lúc chưa già chưa bịnh, chọn ngày sám hối lập
nguyện tu lần cho có căn. Bác thợ rèn vừa đập sắt vừa niệm Phật. Vừa làm công
việc hàng ngày để nuôi vợ con vừa tu, hoàn cảnh nào cũng tu được cả. Chớ bảo có
thời giờ mới tu được, hay là còn trẻ, dại gì tu để hưởng mùi đời cho phỉ tình
rồi sẽ hay. Tử thần đến, công việc gì gấp cũng phải buông, trẻ cũng không tha.
Nếu xảo quyệt tính cho
lắm, e bị sự rủi, đầu thai kiếp khác không chắc làm người hay mang lông đội
sừng. Dẫu may làm người, e không ai nói pháp cho mà nghe, không dễ gì gặp người
khuyên tu tịnh độ theo con đường tắt; Dẫu có người khuyên chưa chắc tin. Mất
thân người muôn kiếp khó tu mới là khổ. Cũng bởi tính già hóa non.
Hỏi: Người phàm dễ bị
bó buộc phạm nhiều tội lỗi, các điều phiền não chưa dứt, một mảy phước đức chưa
tu. Còn như Tây Phương Cực Lạc trên ba cõi thiên tiên quí hơn cõi thiển đường
bực Thiên Đế bá hội. Lẽ nào mới niệm Phật mà đặng về Cực Lạc?
Đáp: nhờ Phật Di Đà
rước, không phải nhờ sức mình tham thiền mà qua nổi Cực Lạc ở luôn. Thí dụ: Con
kiến lẩn thẩn cả đời đi không bao xa, còn sợ bị cóc liếm giữa đường, nếu đeo
vào áo một người đi du lịch bằng máy bay, trong vài giờ đến xứ khác như không.
Còn tu Tịnh Độ, Phật Di Đà tiếp dẫn cũng như vậy. Nếu người tu hành cứ ỷ tham
thiền hay luyện đơn, tại cõi trần thời đầu thai hoài tu không biết mấy kiếp mà
cũng không giải thoát khỏi sanh lão bịnh tử có đâu thành Phật. Kiếp này tu kiếp
sau chắc gì mình tu nữa không, hay hưởng phước giàu sang phú quí quên tu. Về
Cực Lạc khỏi phải luân hồi, lo gì không thành Phật La Hán. Như con mọt trong
cây gần gốc, nếu bò lên đục từ mắt đục lần cho tới ngọn thời lâu biết chừng
nào. Ấy là thí dụ cách tham thiền hay luyện đơn khổ mà lâu vô cùng, e không
thành nữa. Như con mọt chưa ra khỏi ngọn tre mà chết. Còn tu tịnh độ thiệt tắt
dễ nên ví như con mọt ấy, đục dựa ống tre không bao lâu đã ra khỏi. Nên tu tịnh
độ gọi là hoành xuất tam giới, đi ngay rất mau, lo chi phàm tục không đặng vãng
sanh Cực Lạc.
Hỏi: Trong chín phẩm
tòa sen, bực thấp từ thứ bảy cho đến thứ chín, để dành cho kẻ mới tu ít phước.
Nhứt là tòa sen thứ chín, nhiều kẻ ác mới tu, may phước đặng vãng sanh như tích
Trương Thiện Hòa, sãi Huýnh Kha, tôi e kẻ ấy về đó còn thói tà dữ, chi cho khỏi
con sâu làm rầu nồi canh chăng?
Đáp: Lo không đặng
vãng sanh, lo chi về đó mà còn làm dữ là vì có năm cớ: một là có Phật gìn giữ,
hai là muốn chi có nấy không lòng tham, ba là chim linh giảng kinh trên cây báu
cũng đủ hồi tâm ăn năn mà sửa lòng, bốn là ở gần Bồ Tát, bạn lành không ai rầy
rà gây oán thù, năm là sống hoài tu mãi trở nên lòng Phật; gần mực thì đen, gần
đèn thì sáng, xung quanh mọi người tu thời mình cũng tu theo. Nên về Cực Lạc
kiếp này cũng đặng thành Phật không thối chí nữa.

Hỏi: Kinh nói tại thế
gian, có kẻ lòng thành phát nguyện tịnh độ, thời trong ao thất bửu cõi Cực Lạc
có mọc một cây sen trổ ra một bông. Lúc lâm chung, Phật rước hồn người tu ngồi
bay về Cực Lạc cho Liên Hoa hóa thân ngồi tòa sen ấy. Nếu lúc sống tu tấn tới,
bụi sen mau ra bông, búp sen mau lớn bằng bánh xe, có nêu tên họ người tu bên
ngoài. Tới số Phật Di Đà ứng điềm, định ngày tiếp dẫn. Còn ai thối chí ngã
lòng, bê trễ việc tu thời sen ấy héo dần. Tới thôi tu thời sen ấy rụng. Sau tu
lại, sen này chồi lên bông khác, nếu bỏ đạo đến chết thời bụi sen cũng chết
khô. Chẳng hay lời ấy có đáng tin chăng?

Đáp: Việc ấy dễ hiểu.
như cái kiếng lớn, vật nào chiếu vào thời cũng thấy bóng y như vậy. Cõi Cực Lạc
của Phật Di Đà rất linh, thế gian có người tu tịnh độ, cõi Tịnh độ mọc sen
thêm; sen ấy tùy theo người tu siêng năng hay bê trễ mà tươi héo gọIi là giống
sen Bồ Đề, mà cũng có Đức Phật Di Đà chủ trương trong đó, là lý chắc tự nhiên,
lẽ nào Đức Phật Thích Ca đặt chuyện huyễn hoặc mà nghi ngại? ỏ Người tu sen
Phật lên, người thành sen Phật trổõ ấy là nhơn quả tự nhiên.
Hỏi: Tại sao niệm Phật
Di Đà cầu vãng sanh về nước Cực Lạc. Thiếu chi các vị Phật khác mà buộc niệm Di
Đà mãi?
Đáp: Một là bao nhiêu
công đức của Chư Phật mười phương, Đức Phật A Di Đà đều có đủ, nên niệm Phật A
Di Đà cũng như niệm đủ các vị Phật mười phương. Hơn nữa mỗi tháng Phật Di Đà
hội chư Phật tại hướng nào mình có lạy sám hối phát nguyện, chư Phật mười
Phương chứng minh đâu có thiếu sót vị nào đâu.

Hai là không cầu quyết
một chỗ, khó nhứt tâm dễ bị xao lãng.

Ba là các cõi Phật
khác không như cõi Cực Lạc, dẫu vị đó thành Phật thời hưởng tiêu diêu một nơi,
chứ chư dân trong nước đều khổ não.

Bốn là Phật A Di Đà
Phát 48 nguyện, quyết tiếp dẫn chúng sanh niệm Ngài, dầu phạm tội ngũ nghịch
biết ăn năn hối cải ngài cũng độ hết. Nên ai ở cõi này, có niệm Phật thời phần
đông niệm Di Đà nhiều hơn.
Đức Phật Thích Ca dạy
nhiều phép tu luyện rất khó, trừ phép tịnh độ rất dễ vì biết trước đời sau
chúng sanh phước mỏng, nghiệp chướng nặng nề, đạo Phật đã mỏn, các kinh lạc hết
mà Kinh Di Đà còn soi dấu cả trăm năm. Bởi dễ nên ít ai tin nên mỗi lần Ngài
giảng kinh Di Đà, Ngài có mời chư Phật Như Lai mười Phương đến chứng minh cho
đủ tin chắc.
Hỏi: Nước Cực Lạc cách
xa cõi trần mười muôn ức thế giới xa xôi dường ấy lẽ nào người phàm đi tới?
Đáp: Xác phàm đi xa
như vậy không đặng, chớ phần hồn có khó gì! Vì lòng thành niệm Phật, Phật rước
hồn đi không phải xác. Thí dụ: chiêm bao đi tới nước khác ngàn muôn dặm, nghe
ai kêu thời tỉnh thức dậy liền. Có phải chiêm bao thấy đi gần thời tỉnh mau, đi
xa thời tỉnh chậm sao?
Hỏi: Kinh nói ỏ ai ăn
chay niệm đủ 30 vạn biến vãng sanh, thời Phật Di Đà hằng chiếu giám trên đầu,
bảo hộ tai qua nạn khỏi, để làm ăn mà tu, đợi lâm chung cho biết ngày rước hồn
về Cực Lạc. Người tu Tịnh Độ ai thấy khoảng đó mà không ham vì niệm thêm 30 vạn
có khó chi. Di Đà có một ông chiếu giám sao cho xiết, hơn nữa cả mười phương
thế giới có biết bao nhiêu người vãng sanh cùng một lúc làm sao rước cho kịp?
Đáp: Rất đỗi mặt trời
mặt trăng là nhỏ còn chiếu khắp trên đầu thiên hạ, huống chi là hào quang Phật.
Còn thần thông Đức Phật A Di Đà ba mươi sáu triệu một trăm mười chín ngàn năm
trăm ông (36.119.500). hơn nữa Phật còn biết bao nhiêu đệ tử thành Phật đều đắc
lục thông. Lo mình không tu, lo chi Phật rước không kịp.
Hỏi: Nay muốn vãng
sanh Cực Lạc Tây Phương phải làm công hạnh chi? Phát tâm làm sao? Vả lại kẻ ở
thế có vợ chồng con cái, chưa dứt đường dâm dục, kế lâm chung niệm Phật, Phật
có rước không?
Đáp: Phật cũng rước
hết. Muốn vãng sanh cứ niệm Di Đà. Cư sĩ ở nhà có vợ chồng sanh đẻ không có tội
chi miễn giữ giới kỳ cho nghiêm thời khỏi tội. Nếu khuyên vợ chồng con cháu tu
theo sau cũng vãng sanh về Cực Lạc sum họp một nhà. Mình còn khuyên người khác
tu lẽ nào để con cháu luân hồi đọa lạc sao. Lòng phát tâm có ba cách: một là
nhàm cõi trần, hai là mộ Cực Lạc, ba là phát tâm Bồ Đề.
Cõi trần như chông
gai, vì sự ăn mặc mà cực khổ cả đời. Vì chữ danh lợi mà bôn chôn mạt kiếp. Có
người khổ nhiều có người khổ ít. Nghèo thời lo ăn lo mặc. Giàu thời lo giữ của
giữ tiền sợ ăn cướp, song ai ai cũng không khỏi bốn điều là sanh, lão, bệnh,
tử.


    1. Sanh Khổ: Còn trong bụng mẹ không đặng
      thong thả, ở nơi không sạch, ăn
    </li>

uống huyết nhơ. Chịu
gần ba trăm ngày, gần bằng 20 năm khổ não. Đến lúc sanh ra ép gần móp mình,
nhứt sanh nhứt tử giếtmẹ trong một khắc. Sanh rồi bị huyết dơ tống theo, lại
tiểu tiện dầm dề không biết hổ thẹn. Dầu sang giàu thánh hiền cũng vậy. Lớn lên
muốn không đặng cũng khổ, ly biệt cũng khổ, oán thù giận cũng khổ. Hưởng sự vui
sướng có một, bị việc tru phiền hơn tám chín. Làm quan ngay thẳng gặp đứa gian
cũng oán ghét. Ít có ngày nào vui trọn. Gặp sự bất bình trái ý luôn luôn. Nằm
đêm xét kỹ lại, nhờ có thê thiếp con cái làm cho khuây khỏa vài mươi năm rồi
cũng già.
2. Lão Khổ: Cảnh già
khổ lắm. Chân mỏi gối chùn, mắt mờ tai điếc, răng rụng nhai đau,tinh thần hao
tổn, ăn không ngon, ngủ không được, bịnh hoạn luôn. Trở trời trong mình đã đau
nhức khó chịu. Giàu có khó mua được sức khỏe như lúc còn xuân, ngày tháng thấm
thoát như cá cạn nước lần lần.

  1. Bịnh Khổ: Ai cũng trải qua thời kỳ bệnh
    hoạn thời biết bịnh như thế nào. Nằm nhà thương hay vào thăm ai nằm nhà
    thương thời thấy rõ khỏi nhắc lại.
  2. Chết Khổ: TớI lúc chết, giựt mình, mắt
    trợn tròng, tay chân co quắp dễ sợ. không biết chết rồi đi về đâu. Trừ ra
    ngườI tu Tịnh độ mừng mình được bỏ xác phàm hôi thúi này.

-Mộ Cực Lạc như vầy:
Cực Lạc hơn Thiên Đàng thập bội khỏi luân hồi. Lòng ao ước trông mãn phần về
Cực Lạc thảnh thơi.
-Phát tâm Bồ Đề: Bồ Đề
tâm là lòng làm lợi ích cho người. Khi phát tâm này như đồ máy được gắn điện có
năng lực mạnh mẽ. Những công đức bình thường không thể sánh kịp. Nhứt là long
từ bi thương xót chúng sanh luân hồi khổ sở, hết lòng nguyện độ và khuyên mọi
người tu như mình.
Có người hỏi thiên như
lão nhơn ỏVĩnh Minh Thọ Thiện Sư là thầy đứng đầu Trung Quốc, ai cũng nhường là
bậc thầy về việc tham thiền mà sao còn tu Tịnh Độ, thường hay đọc bài kệ giảng
dạy đệ tử và bổn đạo như sau:

Bài Kệ Nôm
Tham thiền không Tịnh Độ, một chục chín người
khổ
Tịnh Độ chẳng tham thiền, tu muôn thành đủ số.
Cứ theo bài kệ chẳng
là chê ép phép tu tham thiền mà bào chuốt tôn trọng, khen ngợi cách tu Tịnh Độ
thái quá chăng?
Lão Nhơn đáp: Không
phải Vĩnh Minh Đại Sư khen phép tu Tịnh Độ thái quá. Thiệt phép Tịnh Độ rất
rộng lớn, cách tu rất tiện dễ, sao gọi là phép rộng lớn? Bởi hết thảy phép tu
đều rút tóm rút vào đủ, trừ bực thượng là Phật, bậc trung là Bồ Tát, bậc hạ là
Thinh Văn, Duyên Giác, bậc dưới chót là kẻ dốt hoặc phạm tội ngũ nghịch, thập
ác, nếu chịu ăn năn chừa dữ tu theo Tịnh Độ, không cần lâu mau, không đợi
trường trai 24 tháng, cơn lâm chung niệm Phật không xao lãng; Phật cũng rước về
Cực Lạc. Còn tiện dễ là: không có học chi khó, làm chi mệt, kẻ sáng dạ niệm
thêm 30 vạn biến vãng sanh, kẻ tối dạ không thuộc vãng sanh cứ niệm ỏNam Mô A
Di Đà Phậtõ cho đủ 30 vạn câu thì đủ. Sau dư tu thêm lâm chung niệm Phật 10
câu, Phật Di Đà cũng rước. Về Cực Lạc lien hoa hóa thân, tu thêm cho tớI thành
Phật. Hỏi thử có phép tu nào dễ mà mau thành Phật như vậy chăng? Nếu ai không
trí huệ như Vĩnh Minh Thiền Sư thời cũng không lo tu thêm Tịnh Độ và khuyên
người tu Tịnh Độ như mình.
Hỏi: Hòa thượng Đại
đức đã thông hiểu tham thiền kiến tánh thành Phật cũng đủ, phải tu thêm Tịnh Độ
làm chi?
Đáp: Quí vị thông thái
muốn tu thêm Tịnh Độ như Vĩnh Minh Thiền Sư thời nôn và nóng theo Tịnh Độ, sức
muôn con trâu kéo cũng không thèm trở lại hốt vàng rồi sẽ tu thêm Tịnh Độ. Nếu
thông phép tham thiền mà chắc sẽ thành Phật, thời các vị Đại Bồ Tát trước khi
tham thiền đã sáu bực nhiều kiếp mà chưa thành còn phải tu thêm Tịnh Độ mới
thành Bồ Tát.
Kinh Tam Muội nói ỏVăn
Thù Bồ Tát thuật chuyện cũ của mình; gọi mình nhờ niệm Phật mới thành chánh
quảõ. Phật Thế Tôn làm dấu trên đầu nói rằng : Ngươi nhờ niệm Phật mà đặng vãng
sanh Cực Lạc, chớ có nói tham thiền giỏi đâu. ỏKinh Hoa Nghiêm nói: Phổ Hiền Bồ
Tát lấy mười điều nguyện lớn mà dạy Thiện Tài Đồng Tử cũng tu Tịnh Độ, cho Phật
rước vãng sanh là quí hơn hết. Kinh Lăng Già nói ỏPhật Thế Tôn thọ ký cho Long
Thọ Bồ Tát mới vãng sanh Cực Lạc. Ngũ Thông Bồ Tát người nước Thiên Trúc tu
luyện tham thiền, xuất hồn qua Cực Lạc ra mắt Phật Di Đà bạch rằng: Tôi là
chúng sinh cõi Ta bà nguyện vãng sanh Tịnh Độ, nay xin Phật hiện hình rước có
nghi tiếtõ. Ấy cũng phải tu thêm Tịnh Độ mà Phật rước nào chỉ lấy sức tham
thiền đặng lên cảnh Phật mà ở luôn sao? Thử hỏi được bao nhiêu vị tham thiền
xuất hồn đến cảnh giớì Cực Lạc?

Phật Độ Những Người Có Căn Duyên
Giả tỉ như mình bị
bịnh tả mấy ngày rồi, vợ rước một ông thầy quen ở gần đến coi mạch doán rằng:
bịnh bị tiện bế, bón đã vài ngày không đi đại, phải xổ cho mau kẻo chết. Mình
lấy làm lạ bảo vợ rước một ông thầy quen khác chẩn mach cũng nói như vậy. Lần
lần rước tới 5 thầy đều đoán quyết bịnh bón phải xổ mới sống. Mình khai thiệt:
tả hết ruột; mấy thầy thuốc cãi rằng: không phải tả, mạch bón rõ ràng. Vợ dốt
nói mình đau nói mê, sao bằng 5 thầy coi mach nói hiệp nhau là chắc. Lật đật
đem tiền đi lấy thuốc xổ. Ở nhà thời may có lương y lạ du phương ghé xin nước.
Mình hỏi ra mới biết thầy thuốc, cậy chẩn mach thử. Lương y coi mach nói: bịnh
kiết tả cả ngày rồi, tì vị liệt gần ngay ruột, phải uống thuốc chỉ tả mà cầm
cho mau kẻo khốn, liền biên toa cho mình rồi kiếu đi. Thế khi cũng chẳng tin
toa ấy nên không uống. Vì ông thầy lạ mới đến nói một cách khác hơn mấy ông
thầy mình tin cậy lâu nay đã khắng vào tim rồi, đợi vợ đem thuốc xổ về sắc mà
uống đó chăng?
Vô duyên như vậy Phật
độ cũng không đặng. Phật độ những người có duyên có phước biết nghe mà tỉnh hồi
mới đắc ngộ tu mau thành Phật. Kinh Phật dạy tới 84.000 cách tu khác nhau mà
rút một phép tu Tịnh Độ là tu tắt. Dễ mà mau thành, quí báu như mình rồng có
một hột châu, non con có ngọc thượng hạng, như thái tử quí hơn quần thần. Vì
dạy nhiều nên kinh chất cả đống như núi; ai vô duyên xấu phước thời khiến làm
biếng mà không xem; kẻ ít phước không duyên phần xem cả trăm cuốn thấy dạy tham
thiền khó lắm, tụng niệm nhiều quá cũng đã thèm, nhắm mắt không tu nổi, có ráng
xem trọn bộ cho thất công mấy chục năm cũng vô ích. Vì vậy mà bỏ qua, coi chưa
gặp cuốn Tịnh Độ mà học rủi biết chừng nào? Còn kẻ thiện căn có phước duyên
phần, mới xem một hai cuốn may gặp Tịnh Độ pháp môn tin và mừng, vì tu dễ mà
mau thành Phật rõ ràng, thiệt là tu tắt không tới hai năm mà đặng ngồi tòa sen
thành Phật. Dầu trăm sợi dây cột kéo lại bảo hốt mấy muôn cân vàng mà cất rồi
tu Tịnh Độ cũng không thèm. Vì tu tại gia làm cư sĩ dễ lắm. Ai có duyên phần
thiện căn phước đức không tu kẻo trễ ngày giờ uổng lắm, vì tử thần đến, làm
việc gì cũng phải ngưng, trẻ cũng không tha.


Con Tằm Ở Ồ Kén
Con tằm kéo tơ làm
kén, vấn tả vấn hữu, bao dưới bao trên, kéo hết tơ chỉ trong ruột ra, quyết làm
nên ổ mà ở trong cho an phận; nào hay kéo hết ruột cực hết sức lộn ra nhộng,
trói mình cho chặt đặng chúng ươm trong nước sôi mà lấy tơ. Ý nó tưởng ráng sức
giữ mình, nào hay người ta vì sự ráng sức của nó mà hại nó. Mấy muôn muôn triệu
triệu tằm khờ lộn nhộng, con nào mà khỏi trụng nước sôi, làm cho người đặng lấy
tơ và ăn gỏi nhộng thảm biết chừng nào. Vậy mà con cháu nối dòng cũng noi theo
nghề đó, buộc mình cho lợi chúng mới là thảm thay!
Người ráng lo cho nên
sự nghiệp của tiền có khác chi đâu. Rang hết sức bình sanh quyết để sự nghiệp
cho vợ con giữ đời nên mới gây oán thù nhiều chỗ. Gầy vừa xong cơ nghiệp thời
đà lộn nhộng bỏ mình rồi. Coi lại muôn muôn ngàn ngàn người có ai khỏi trả nợ
đời, khỏi bị báo oán mà con cháu cũng noi theo kiểu ấy luôn luôn, thiệt cũng lạ
lắm! Trong Kinh Tứ Thập Nhị Chương nói: người vì vợ chồng con cái buộc trói quá
hơn xiềng tỏa trong đề lao, nhưng mà tội tù cầm cọng còn ân xá, vợ chồng con
cái trói buộc chẳng buông tha.

Cái Đăng Có Đặt Lờ
Người bắt cá ví đăng
(nò) ngoài vàm rạch khôngcho cá nhảy ra. Trong lại thả cỏ rong rêu nổi đầy như
cặm chà, cho cá ngỡ có chỗ núp. Ngoài miệng đăng lại đặt cái lờ dưới nước.
Trong miệng lờ có cái hom; chun vô thời ra xuôi ngược không đặng mắc kẹt. Bầy
cá đua nhau chun vô lờ tưởng là chỗ kín đáo như ở hang, giống tôm vô cái rộng.
Sông Mê cũng có nò đặt
lờ như vậy. Lúc lành mạnh vô sự thời ở yên, vợ hiền con thảo cũng như lúc chưa
chun vô cái lờ. Mảng vui này không lo tu Tịnh Độ, càng ngày chun vô riết lờ Ái
Hà. Nhằm lúc vua Minh Vương đương giở lờ lên, dù vợ thương con mến cũng không
biết làm sao mà kéo ra cho đặng; Chẳng bao lâu vợ con cũng chun vô cái lờ Minh
Vương nữa. Muốn cho khỏi vô lờ Minh Vương thời lôi lên cho khỏi Ái Hà là Sông
Mê, mau mau niệm Di Đà tu theo phép Tịnh Độ thời sau đặng vãng sanh Cực Lạc cả
nhà.

Bốn Hạng Ngựa
Ngựa có bốn hạng; hạng
thứ nhứt thấy bóng roi thì chạy không đợi đánh vô mình. Hạng nhì đánh một roi
thời chạy luôn luôn không đợi đánh nữa. Hạng ba đánh ít không chạy, đánh nhiều
mới chịu chạy. Hạng chót đánh bao nhiêu cũng không chịu chạy, đợi dùi đâm vô
thịt chảy máu mới chịu chạy.
Con người cũng có
nhiều hạng: Trí tuệ hạng nhứt mau tỉnh ngộ. Nghe có người ở xa trăm dặm mãn
phần thời giựt mình lo rằng ỏngười ở xa trăm dặm thác rồi mình cũng loài người
sao cho khỏi thác. Mau tu Tịnh Độ cho kịp 24 tháng mới chắc vãng sanh ngồi liên
đài. Cũng như ngựa ký thấy bóng roi thời chạy trước. thứ nhì nghe bà con thác
thời giựt mình lo tu. Thứ ba thấy người trong xóm thác thời giựt mình đắc ngộ.
Hạng chót đợi người trong nhà thác hoặc mình già bịnh mới giựt mình tỉnh ngộ mà
tu Tịnh Độ ngày đêm. Cũng như ngựa bị dùi đâm thấy máu mới chạy. Nếu già bịnh
còn chưa tỉnh ngộ mà tu thời hết bực rồi; khác nào con ngựa bị dùi đâm mấy vết
máu chảy dầm dề cũng không chịu chạy; chủ phải làm hàng mà bán như heo lấy tiền
mua con ngựa khác mà dùng. Con người tới già bịnh mà chưa bươn bả tu Tịnh Độ
hết lòng cho Phật rước thời còn đợi cho cặp quỉ vô thường tiếp dẫn.

Chồn Cáo Ăn Vụng
Chồn cáo cộc tối lén
vô bếp ăn vụng no quá ngủ mê. Rạng đông chủ tớ xuống nhà bếp. Chồn tỉnh giấc mở
mắt thấy đông người sợ ví bắt nên không dám chạy, giả chết đợi chúng xách mà ném
sẽ dông êm. Đứa đầy tớ nói chồn ăn vụng phát ách mà chết để tôi xách bỏ đi kẻo
thúi. Thằng con lớn chủ nhà nói để tôi chặt đuôi phơi làm chổi rồi chú sẽ xách
đi. Nói rồi lấy mác chặt đuôi, chồn cắn răng không dám động đậy. Thằng em nó
nói chú khoan xách đợi tôi cắt hai cái tai nó để chơi; chồn nằm nghĩ thầm rằng
ỏráng ráng chịu đau cho thằng yêu nhỏ cắt hai tai không tới nổi chếtõ. Thằng
nhỏ lấy dao lại cắt hai tai rồi bà chủ nhà nghe rõ bước xuống cản rằng khoan
xách đã, bởi cái áo da dê của ông rách khó kiếm da mà vá, may lắm mới gặp da
chồn cáo cộc lớn thiệt quí, để lột da phơi mướn thuộc mà vá áo dương cầu. Chồn
nghe hoảng hồn nghĩ rằng ỏnếu lột da thời trước phải chặt đầu cứa cổ chết đi
còn gì, thà vùng chạy cầu may, chẳng hơn giả chết nằm lì cho chúng giết.õ Nghĩ
vậy vùng dậy nhảy nai chạy đại mà khỏi, vì ai cũng không ngờ nó giả chết mà đề
phòng, ơ hờ nó chạy khan nhảy đi, theo rượt bắt không kịp. May thay cho chồn
cáo cộc.
Con người ở cõi thế
gian như chồn vô nhà bếp. Ai cho khỏi thác một lần. Trừ ra tu Tịnh Độ mới đặng
vãng sanh cũng như giựt mình chạy liều mạng mà thoát khỏi. Hết lúc xuân xanh
mạnh khỏe ví như chồn bị chặt đuôi, mới già như chồn bị cắt thêm tai. Già quá
bịnh nặng như chồn bị hăm lột da mà chưa chịu nhảy nai cho khỏi chết như người
già bịnh mà chưa chịu phát nguyện tu Tịnh Độ mau mau; ngày đêm tụng niệm cho
kịp lâm chung mà vãng sanh mới khỏi quỉ vô thường tiếp dẫn. Cứ lôi thôi đợi
chết sẽ ra mắt Minh Vương mà thử kinh nói địa ngục thiệt có hay không cho biết;
kẻo vội tin tu theo Tịnh Độ mà uổng công. Thời khác nào chồn nằm lì, coi thiệt
quả lột da vá áo hay là nói nộ; như vậy cũng đáng khen hồ ly đa nghi quá quắt,
can đảm lạ thường.

Đổ Thừa Tại Lỗi Vua U Minh
Lão kia mãn số hồn
xuống âm ty, Minh Vương xử án định tội. Hồn lão tâu rằng: Phải hay sớm thiệt có
địa ngục chắc chắn như vầy, thời tôi đã tin kinh Phật, tu Tịnh Độ vãng sanh,
khỏi nhọc công đại vương xử đoán. Phải chi đại vương mở lòng quảng đại nhắn tin
cho tôi biết trước mà tôi không lo sớm đến nay hành tội mới ưng. Té ra chẳng
dạy mà giết, ức biết ngần nào. Xin châm chế tội lỗi lần thứ nhứtõ. Minh Vương
phán rằng: trẫm thông tin nhiều lần lắm; tóc ngươi muốn trổ hoa râm là tin thứ
nhất. Răng ngươi lung lay là tin thứ nhì. Sức ngươi suy yếu là tin thứ ba. Mắt
ngươi lờ quá là tin thứ tư. Lỗ tai ngươi muốn điếc là tin thứ năm. Bịnh nhiều
là tin thứ sáu. Sao trách trẫm chưa cho biết trước? Có hồn đứa trai nghe rồi
quì lạy khóc mà tâu rằng ỏông già ấy đặng tin sáu lần mà không lo trước đã ưng.
Còn tôi chưa đặng tin nào xin đại vương xét mà thứ tộiõ. Minh Vương phán rằng:
tên nọ một tuổi với ngươi bị thời khí mà chết ấy là một tin. Tên trẻ kia một cỡ
với ngươi năm nọ bị thắt họng là hai tin. Tên trẻ khác bị chết trôi là ba tin.
Tên trẻ ở gần bị rắn cắn chết là bốn tin. Bạn hữu ngươi chết yểu là năm tin.
Thấy một cỡ với ngươi chết yểu giựt mình mà lo tu đều là hay tin trước, đợi
trẫm kêu tên mà nói với ngươi sao? Dầu ngươi sức mạnh vỡ núi trùm đời, tài cao
nâng trời vạch đất, cũng không khỏi ra mắt trẫm sau lúc lâm chung tắt hơi. Trừ
ra tu Tịnh Độ có Đức Phật Di Đà rước hồn mới khỏi quyền trẫm xử. Sau thành Phật
dạo đến đây, trẫm phải cung kính tiếp nghinh theo lễ khách.

Bươm Bướm Ngã Vô Đèn
Bươm bướm nhào vô đèn
mà chết không phải vì đèn mà chết, chết tại chỗ thấy của nó; gọi là sáng trưng
vui vẻ. Nó thấy chắc rõ ràng không lầm, người tu thương mà đuổi đi vì biết chỗ
thấy của nó còn sái; song nó chẳng biết ơn lại còn giận rằng: ỏ Tức vì thấy chỗ
sáng muốn đáp vô mà chơi cho vui, bị họ cà nanh ngăn trở.õ Nên rình hở mà nhào vô
cho đặng. Bởi chắc ý chỗ thấy của nó là phải không lầm nên hăm hở đua nhau vô
chết cả lũ.
Người vì tiếng dâm sắc
đẹp, rượu ngọt khói thơm, sự lợi bài bạc mau làm giàu, cậy mình học giỏi, chỗ
thấy không lầm, hưởng khoái lạc một đời cho chí tử thì hết chuyện. Không tin
còn hồn ma, sợ luân hồi quả báo. Dầu ai giảng chánh lý thế nào cũng chê mãi
không tin. Đều tại chỗ thấy trước của mình là chắc ý hơn hết nên sấn tới cho
đến chết mới thôi; gọi là hưởng phong lưu một đời đã thích chí. Con người ăn
học còn thế này, trách chi bươm bướm đáp đèn là vật mọn. nếu thấy gương ấy biết
ăn năn đắc ngộ mới mau thành.

Ruồi Bay Vào Cửa Song
Có loài ruồi kia khờ
quá, saün trớn bay lọt vô cửa song. Cứ ngó tới bay riết vào vách tường, tìm lỗ
mà ra không đặng. Ráng sức bay qua tả, bay lại hữu cả ngày mệt quá mà không
đường ra. Tức mình kêu la lào xào cả lũ. Tại ngó tới không chịu ngó lui, coi
trước mặt còn rộng chắc chỗ thấy nó không lầm, ráng sức mà bay hoài phải ra
khỏi vì ỷ tài ỷ tận, tấn tới không chịu thối lui mới gọi là ruồi khờ. Chớ chi
biết nhắm trước xem sau, biết mình thấy lầm mà bay vào nhầm chỗ hẹp hòi tù
túng. Nay ăn năn ngó lại, quay lùi ra khỏi chỗ lầm trước, thời trời cao đất
rộng mênh mông. Cõi trần như nhà vách kín bịt bung, đóng kín cửa mở song cho
sang, dễ gạt bầy ruồi lằn khờ ngỡ rộng mà bay vào tù túng biết bao nhiêu. Nếu
chui ra bay về hướng Tây, thiệt là mau mà rộng thinh, khoái lạc hết tù túng
nữa.

Bốn Phép Trị Ngựa
Trong lúc Phật Thích
Ca đang thuyết pháp gặp người Mã Sư tập ngựa rất thiện nghệ. Phật hỏi: ỏngươi
dùng mấy phép mà tập ngựa đặng hay nên danh như vậyõ. Mã Sư đáp rằng ỏcó bốn
phép: thứ nhứt ơn, thứ nhì oai, thứ ba trước oai sau ơn, thứ tư trước ơn sau
oaiõ. Phật hỏi: ỏNếu dùng bốn phép ấy mà tập con ngựa nào không đặng thời phải
làm sao?õ Mã sư nói: ỏKhông đặng thời làm hàng bán thịt lấy tiền mua con khác,
vì để cũng vô dụng. Còn Phật dạy chúng sanh mấy phép?õ Phật nói: ỏcũng dùng bốn
phép như ngươi: thứ nhứt ân là giảng dạy tu hành, về cõi Cực Lạc. Thứ nhì oai,
nói người làm dữ sẽ sa tam đồ; nước lửa, gươm, đao và bị luân hồi lục đạo. Thứ
ba ân trước oai sau; giảng việc tu Tịnh Độ vãng sanh Cực Lạc, rồi giảng lành dữ
độ luân hồi khổ sở. Thứ tư trước oai sau ân; trước giảng sự làm dữ bị hành tội
cho mà nghe, sau giảng phép tu Tịnh Độ để vãng sanh Cực Lạc cho mà độ.õ Mã sư
nói: ỏBạch Phật nếu bốn phép ấy chúng sanh nghe mà không chịu tu, Đức Phật mới
độ cách nào? Phật nói: ỏTa cũng giết đi!õ Mã sư thất sắc hỏi rằng: ỏNhư Lai
hiền lành thương mọi chúng sanh, sao lại giết người? Phật Thích Ca nói: ỏDạy đủ
bốn phép mà không nghe là người không duyên phần, có giảng hoài độ cũng không
nổi, nói dai vô ích nên không nói nữa. Không nói nữa thời để cho quỉ vô thường
bắt hồn hành tội, thời cũng như giết.


Thánh Phàm Hai Thể Khác Nhau
Phật Tiên Thần Thánh
đều có ăn, song ăn thời biết mùi ngon ngọt thơm tho, ăn rồi đồ quí tiêu hóa ra
hơi thơm tan hết, không tiêu tiểu nhơ uế như cõi phàm. Giáp cữ mới ăn nữa, như
các vị ở cõi thiên đường ăn nhiều món ngon như Thiên tu đà.
Ba cõi trên thế gian
chia ra như sau đây: Một là dục giới thiên, hai là sắc giới thiên, ba là vô sắc
giới thiên.
Dục Giới Thiên: tại
đây chúng sanh hữu tình, còn dâm dục. Cõi này có cả thảy sáu cảnh giới gọi là
Lục Dục Thiên.
Sắc Giới Thiên: không
còn dâm dục, ăn uống. Song còn màu sắc, thân hình nên gọi là sắc giới. Tại cõi
này có hai mươi từng. Từ Phạm thiên đến Đại Tự thiên.
Vô Sắc Giới Thiên: tại
cõi này chư Thiên không có thân thể và hình sắc nên gọi là vô sắc. chỉ còn cái
tâm thức ở trong thiền định mà thôi.

Về hạng thần (A Tu La
Đao) có hai hạng. Hạng ác thần hưởng huyết nhục, hạng kiết thần hưởng chay lạt.
Nhưng dù hạng nào đi
nữa, hưởng hết phước đức thì phải luân hồi. (Như ông cả Trước ở Trảng Bàng Tây
Ninh lúc còn linh hiển, bắt bối vác lái chèo đứng hoài nơi cửa miếu chờ chủ lấy
lại mới đi đặng. Vùng đó thấy linh hiển nên cữ tên kêu bằng đi ỏtrácõ. Sau
hưởng mấy chục năm; mãn phước đã luân hồi nên hết linh nữa). A Tu La ác đạo là
ăn mặn nhờ ngay thẳng mà thành hung thần hưởng huyết thực, mau luân hồi. Nếu ăn
chay thành kiết thần gọi A Tu La thiên đạo thời lâu đọa làm thần ít trăm năm,
không tu thêm về Cực Lạc cũng phải bị luân hồi xuống thế mà hưởng giàu sang.
Trừ ra thiên đạo tiên chậm luân hồi hơn, hưởng phước mấy ngàn năm. Nếu tu theo
Phật về Tây Phương thời khỏi luân hồi. Dù giàu sang cho mấy cũng phải luân hồi
mang xác phàm. Muốn đặng liên hoa hóa thân mà sống đời thời phải tu theo phép
Tịnh Độ.



Chín Hạng Đều Đặng Vãng Sanh Cực Lạc
Chín loại chúng sinh
là: 1. Thai sanh (sanh bằng thai nghén), 2. Noãn sanh (do sanh trong trứng), 3.
Thấp sanh (do sự ẩm ướt sanh ra), 4. Hóa sanh (do loài này hóa ra loài kia như
sâu hóa bướm), 5. Loại hữu sắc (loại có màu sắc như trời sắc giới), 6. Loại vô
sắc (loại không có màu sắc như trời vô sắc giới), 7. Loại hữu tưởng (như cõi
trời vô sắc, tuy không có thân hình mà có tư tưởng), 8. Loại vô tưởng (như cõi
trời Tịnh Phạn vì mãi ở trong cảnh giới thiền định nên không có tư tưởng), 9.
Loại phi hữu tưởng (như cõi thứ tư trong vô sắc giới thiên, chẳng phải có tư
tưởng, chẳng phải không tư tưởng). Tất cả chín loại chúng sanh trên đây, ai
niệm Phật cũng được vãng sanh cả.

Tầm thường là loài
người (nhơn đạo) có vui cũng có khổ. Khổ hơn hết là ngạ quỉ (ma đói) súc sanh,
địa ngục. Trên loài người các cõi trời là vui hơn hết. Song thiên thần dù hưởng
thọ đến đâu hết phước rồi cũng sa lần cho tới luân hồi. Sao bằng Cực Lạc khỏi
phải luân hồi nên ông Châu Sĩ An (tác giả Tây Qui Trực Chỉ) thường dưng hương
Miếu Văn Xương Đế Quân với Đông Nhạc Đại Đế lạy vái rằng: ỏXin Đế quân qui y
theo Phật mà về làm Bồ Tát cõi Tây Phươngõ. Có khi dưng hương chùa Ngọc Hoàng
lạy rồi cũng vái như vậy.
Chúng ta may gặp cửa
Tịnh Độ mà không bước vào cho đặng vãng sanh Cực Lạc thiệt uổng và rủi vô cùng.
Vì tu Tịnh Độ không khó chi, ai làm cũng đặng, vừa làm vừa tu không bỏ công ăn
việc làm hàng ngày, nhọc công hai năm thời đủ. Còn sống tu thêm cho quả vị lớn,
tới lâm chung Phật cho biết ngày vãng sanh. Nếu không kịp hai năm, Phật cũng
rước về Tây Phương làm dân tu thêm cho có quả vị. Khó nhọc là tham thiền luyện
đơn hết hơi mà không thoát khỏi nẻo luân hồi. Nhiều vị thức trọn gần hai năm
không ngủ để tham thiền, kết quả chẳng đi đến đâu. Nếu quí vị ấy tu Tịnh Độ ít
nhứt tòa sen bực trung. Nhiều vị trường trai đã saün tu thêm Tịnh Độ rất lẹ
thập bội. Trong ít tháng cũng đủ, sao không chịu tu thêm cho đủ Tam giáo, chắc
đặng vãng sanh, bỏ trống liên đài, uổng quá, tiếc thay!

Niệm Phật Không Uổng Công
Việc chi ở đời làm
không kết quả thờ uổng công chớ tu Tịnh Độ dù sai chạy cũng không mất công chút
nào. Xưa có lão tiều gặp cọp sợ quá leo lên cây niệm Phật mà khỏi chết. Sau
chết đầu thai kiếp khác tỉnh ngộ đi tu mà thành. Niệm Phật một hồi còn đặng
thiện căn như vậy huống chi tu Tịnh Độ mãn đời. Dầu kiếp này mới tu không mấy
ngày còn làm nhiều tộ lỗi, trong lòng xao lãng không đặng vãng sanh, kiếp sau
có lúc tỉnh ngộ tu cũng thành có uổng công đâu. Chẳng phải như ở đời đi buôn
không lời lại lỗ vốn, làm ruộng mất mùa mang nghèo, học không đậu uổng công.

Lý Nhân Quả Thông Cả Ba Đời.

Gặp Việc Buồn Cũng Ráng Niệm.
Tâm Mình Có Thể Cải Tạo Hoàn Cảnh.
Nhiều người mới làm
lành chút ít, tụng kinh niệm Phật đã mong được hưởng phước lớn. khi gặp cảnh
khổ; bịnh hoạn, nghèo nàn, tai nạn v.v.. liền cho rằng làm lành mắc họa rồi từ
đó ngã lòng chê bai Phật pháp. Những kẻ ấy không hiểu ỏlý nhân quả thông cả ba
đờiõ và tâm mình có thể cải tạo hoàn cảnh. Xưa nay ai đạo đức hơn Đức Khổng Tử
mà còn phải bị vây nơi đất Khuông; ngài tuyệt lương nhịn đói bảy ngày mà vẫn
đờn ca như thường. Kế đó vua Sở đem binh giải vây mới khỏi. Còn vua Văn Vương
bị vua Trụ cầm ngục thành Dũ Lý bảy năm mới tha. Sau con Võ Vương đặng làm
thiên tử. Huống chi người thường sao khỏi thời vận. Xem tích ông Khương Tử Nha
thời đủ hiểu. Cứ làm lành tu niệm mãi, tự nhiên tai qua nạn khỏi, dữ hóa lành.
Nhân quả thông cả ba
đời là thế nào? Như đời này làm lành hoặc dữ, đời này hưởng phước hay mang họa
đó là hiện báo. Đời này làm lành hoặc dữ, đời sau hưởng phước hay mang họa là
sanh báo. Đời này làm lành hoặc dữ, đời thứ ba, thứ tư, thứ mười, trăm ngàn
muôn đời sau mới hưởng phước hay mắc họa gọi là hậu báo. Hậu báo thì sớm muộn
không định, đã gây nhân tất có quả đó là lẽ tự nhiên.
Tâm mình có thể cải
tạo hoàn cảnh là thế nào? Ví như mình có người kiếp trước gây nghiệp ác nặng,
kiếp này chịu nhiều điều khổ dữ, ngườI ấy biết tội lỗi do kiếp trước làm, ăn
năn sám hối, đổi dữ làm lành, tụng kinh niệm Phật tự tu và khuyên người tu cầu
sanh về Cực Lạc. Do sự hối cải ấy, nghiệp trước kia liền tiêu bớt, đổi thành
quả khổ nhẹ trong đời này như: bị khinh rẻ, hoặc đau bịnh, nghèo nàn cùng gặp
những điều không vừa ý. Chịu đựng những khinh báo như thế xong người ấy có thể
thoát đường sanh tử. Kinh Kim Cang có nói: ỏNếu có người thọ trì kinh này mà bị
kẻ khác khinh chê, người đó đời trước gây tội, nghiệp đáng đọa vào ác đạo. Do
đời này bị sự khinh chê nên tội trước liền được tiêu diệt, sẽ chứng quả vô
thượng bồ đềõ.
Người đời khi gặp tai
nạn, nếu không oán trời tất cũng trách người, ít ai nghĩ đến sự trả nghiệp mà
sanh lòng ăn năn chừa cải. Phải biết trồng cây dưa được dưa, trồng đậu được đậu
là lẽ tự nhiên. Làm dữ mà vẫn hưởng phước là đời trước vun bồi cội phước đã
dày, nếu không làm dữ thời phước còn lớn hơn. Làm lành mà hay bị tai nạn là đời
trước trồng gốc tội đã sâu. Nếu không làm lành tụng kinh niệm Phật, họa càng
lớn hơn nữa. Ví như người phạm tội nặng chưa kịp hành hình lại lập được công
nhỏ, vì chưa có thể hoàn toàn ân xá nặng thành nhẹ. Nếu lập công mãi đến khi
công to không những trừ hết tội trước lại được giải thoát nữa.

Lập Cách Độ Tận Chúng Sanh
Cách này trừ ra người
không tin, không tu theo Tịnh Độ thời thôi, nếu tin mà tu, bất cần gái trai già
trẻ biết niệm Phật Di Đà, câm thời niệm thầm, dầu tu mấy triệu, chết cũng đặng
vãng sanh Cực Lạc, không sót một người nào luân hồi đọa lạc.
Nhà nào có duyên phần,
có phước, miễn một người đọc đặng cuốn kinh này, giảng cho cả nhà nghe chung
chắc ai cũng muốn khi chết Phật Di Đà rước hồn về Tây Phương liên hoa hóa thân
cho hết khổ. Ráng ăn trường trai, nếu không nổi tập lần lục trai, thập trai. Tệ
quá thì ăn chay ngày mồng một và ngày rằm. Tuy không cấm việc vợ chồng cưới gả,
song phải giữ giới kỳ cho nghiêm. Rảnh noi theo luật ỏcông quá cáchõ làm lành
sửa mình, làm đặng chút nào đỡ chút nấy. Nhứt là nội nhà tuy còn ăn mặn, mà cữ
tà dâm sát sanh cho nghiêm. Không nên uống rượu loạn tánh. Dùng khô mắm, thịt
chợ, cá tôm chết saün, không giết con chi tại nhà bếp mình. Cữ huyết thịt trâu
bò cày và thịt chó. Không cần đến chùa hay tìm thầy. Hãy coi ngày giờ chư Phật
hội tại hướng nào, thời đặt bàn hương án nội nhà lập nguyện. Nhớ mỗi tháng y
như vậy. Thỉnh tượng Di Đà thờ, mỗi ngày tụng nhật khóa, dốt niệm sáu chữ ỏNam
Mô A Di Đà Phậtõ cũng đủ.
Ngày sám hối đặt bàn
hương án nội nhà lập nguyện:
Tôi. . . họ. . tên. .
ở làng. . .hạt. . phát tâm nguyện kể từ ngày nay, cải ác tùng thiện, ăn năn
chừa lỗi. Giữ theo qui luật công quá cách, đặng bao nhiêu hay bấy nhiêu, nhứt
là cữ sát sanh, uống rượu, tà dâm, gian giảo, nói dối và nguyện ăn chay
(trường) (thập) (lục) (sóc vọng). Mà mỗi ngày niệm Di Đà tới đủ 30 muôn câu,
đặng nhờ ơn Phật chứng minh ứng mộng, đem họ tên vào liên hoa. Sau lâm chung
Phật cho biết ngày rước hồn về Cực Lạc, hóa thân theo Phật cho khỏi luân hồi
lục đạo. Lạy bốn lạy, niệm Phật đếm đủ 108 câu, gọi một trăm. Đem tượng Phật thờ
tại bàn nào thọ trì tự ý. Từ ấy sắp sau, đi đứng nằm ngồi đều niệm thầm. Ngày
đêm đếm cộng đủ 30 muôn, sẽ thấy điềm Di Đà cho biết. (Trừ ra nằm hoặc ở trần
thì niệm thầm mà xả không được ghi số). Đến cơn bịnh đừng sợ tốn, sắm đồ chay
cho người bịnh ăn trường, niệm Phật ngày đêm cho tới lâm chung thời thấy Phật
rước. Mấy ngày cũng đủ, nhiều tháng quí hơn. Hai năm thời thấy điềm cho biết
trước ngày Phật rước hồn, có tòa sen.

Nếu chưa tới phần,
mạnh lại như xưa, giữ trường chay không nổi ăn lại theo lệ cũ cũng không tội
gì, đừng nghe họ hăm mà sợ sái, khi khác đau cũng vậy. Đừng ơ hờ, lơ lỏng uổng
công. Nhớ đến cơn ngặt mình (gần tắt hơi) niệm ra tiếng mười câu, Di Đà hiện
xuống rước liền. Người nhà nên niệm Phật giúp hoặc niệm vãng sanh, đừng nên
khóc cho người bịnh động lòng, loạn tâm xao lãng sự tưởng niệm Di Đà. Không
phải kêu khóc mà khỏi chết trong lúc mãn phần số.

Cách này độ vớt hết,
từ con nít biết nói, biết niệm sắp lên, nó chưa biết nguyện, cơn lập nguyện để
sau rốt. Người lớn bảo nó nói theo. Còn ai biết chữ thời đọc bài lập nguyện
trước đây.
Tôi cứ theo phép Tịnh
Độ trong kinh Đại Tạng lập ra mà độ giúp vớI Phật ỏđộ tận chúng sanhõ. Nếu bày
huyễn hoặc, gạt đời cho mất công vô ích, tôi thề bị hủy hết công tôi trường
chay 46 năm, thác bị cầm hồn tại địa ngục, 30 muôn năm mới được đầu thai làm
ong kiến. Tôi ước nhiều vị khuyên độ tận tâm như tôi.
Tận Tâm Cư Sĩ Trần
Phong Sắc thệ cáo.
(bài này trích trong Lão Nhơn Đắc Ngộ)
Về Đầu Trang Go down
https://hoahaotanchau.forumvi.com
 
Phép Tu Tịnh Độ
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
ƯỚC MONG THẾ GIỚI LÂN HÒA HẢO,NHÀ PHẬT CON TIÊN HÉ MIỆNG CƯỜI :: HƯỚNG TU PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ-
Chuyển đến