ƯỚC MONG THẾ GIỚI LÂN HÒA HẢO,NHÀ PHẬT CON TIÊN HÉ MIỆNG CƯỜI
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

ƯỚC MONG THẾ GIỚI LÂN HÒA HẢO,NHÀ PHẬT CON TIÊN HÉ MIỆNG CƯỜI


 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Top posters
Admin (4647)
động vật niệm Phật vãng sanh Vote_lcapđộng vật niệm Phật vãng sanh I_voting_barđộng vật niệm Phật vãng sanh Vote_rcap 
Latest topics
» TÂM XÃ LÀ GÌ?
động vật niệm Phật vãng sanh Icon_minitimeby Admin Tue Apr 02, 2024 2:48 am

» 8 CON ĐƯỜNG CAO QUÝ ĐƯA TA ĐẾN GIÁC NGỘ GIẢI THOÁT
động vật niệm Phật vãng sanh Icon_minitimeby Admin Tue Apr 02, 2024 2:48 am

» TÂM CHAY LÀ GÌ?
động vật niệm Phật vãng sanh Icon_minitimeby Admin Tue Apr 02, 2024 2:45 am

» GIẢI NGHĨA:VỀ CAO TẦNG CỔ TỔ 9 ĐỜI
động vật niệm Phật vãng sanh Icon_minitimeby Admin Tue Apr 02, 2024 2:44 am

» GIẢI NGHĨA :BÀI NGUYỆN HƯƠNG TRƯỚC CỬU HUYỀN THẤT TỔ
động vật niệm Phật vãng sanh Icon_minitimeby Admin Tue Apr 02, 2024 2:43 am

» Phải Thiệt Ăn Chay, Không Ăn Ngũ Vị Tân, Tụng Kinh Là Gì.. Hòa Thượng Thích Trí Tịnh,95 Tuổi
động vật niệm Phật vãng sanh Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 4:00 am

» Hòa Thượng Thích Trí Tịnh kể chuyện bị quỷ vương tuyên chiến
động vật niệm Phật vãng sanh Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:56 am

» Lễ Khánh Tuế Hòa Thượng Thích Trí Tịnh - 95 Tuổi
động vật niệm Phật vãng sanh Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:54 am

» KHAI THỊ KHÁNH TUẾ 2010 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
động vật niệm Phật vãng sanh Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:53 am

» KHAI THỊ CHÚC TẾT 2010 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
động vật niệm Phật vãng sanh Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:52 am

» KHAI THỊ KHÁNH TUẾ 2012 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
động vật niệm Phật vãng sanh Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:51 am

» KHAI THỊ KHÁNH TUẾ 2013 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
động vật niệm Phật vãng sanh Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:50 am

» KHAI THỊ KHÁNH TUẾ 2008 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
động vật niệm Phật vãng sanh Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:50 am

» KHAI THỊ KHÁNH TUẾ 2011 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
động vật niệm Phật vãng sanh Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:49 am

» KHAI THỊ KHÁNH TUẾ 1993 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
động vật niệm Phật vãng sanh Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:48 am

» KHAI THỊ KHÁNH TUẾ 2009 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
động vật niệm Phật vãng sanh Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:45 am

» VẤN ĐÁP PHẬT PHÁP 1994 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
động vật niệm Phật vãng sanh Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:44 am

» PHÁP MÔN NIỆM PHẬT- HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ TỊNH
động vật niệm Phật vãng sanh Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:44 am

» HƯƠNG QUÊ CỰC LẠC Trọn bộ | Hoà Thượng Thích Thiền Tâm
động vật niệm Phật vãng sanh Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:39 am

» Tịnh Độ Quyết Nghi (Trọn bộ) - HT Thích Thiền Tâm
động vật niệm Phật vãng sanh Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:38 am


 

 động vật niệm Phật vãng sanh

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin

Admin


Nam Libra Rooster
Tổng số bài gửi : 4647
Points : 12281
Reputation : 0
Birthday : 19/10/1981
Join date : 23/08/2009
Age : 42
Đến từ : TÂN CHÂU
Job/hobbies : KỸ SƯ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

động vật niệm Phật vãng sanh Empty
Bài gửiTiêu đề: động vật niệm Phật vãng sanh   động vật niệm Phật vãng sanh Icon_minitimeSat Jun 04, 2011 7:30 am

Ngã quỷ, súc sanh cũng có thể độ được. Trong nhà Phật có
một cuốn sách nhỏ mang tựa đề Vật Do Như Thử (Loài vật
còn như thế) thuật chuyện động vật niệm Phật vãng sanh
Lúc Đế Nhàn pháp sư làm trụ trì chùa Đầu Đà tại Ninh
Ba, tỉnh Triết Giang, trong chùa có một con gà trống. Mỗi
sáng lúc gà gáy, mọi người thức dậy tụng khóa sáng; gà
trống cũng tham gia khóa lễ sáng tối. Lúc đại chúng niệm
Phật, nó cũng kêu cục cục niệm theo Giữa trưa đại chúng
thọ trai, nó cũng đến, cơm rau vô ý rớt xuống đất, nó
bèn ăn sạch sẽ.
Có một ngày tụng kinh khóa tối xong, đại
chúng đều đi xuống hết, con gà chẳng đi, vẫn nhiễu Phật.
Thầy Hương Đăng xua nó đi, nó mặc kệ thầy, nó đến giữa
Phật đường lạy ba lạy: gật đầu ba lần, đứng yên vãng
sanh.
Gà trống còn có thể vãng sanh, nếu chúng ta không khéo
học sẽ chẳng bằng được nó đấy! Đế Nhàn pháp sư theo
đúng lễ tiết dành cho người xuất gia chôn gà trống sau
núi. Loài động vật này quá nửa phần đời trước là người
xuất gia, đại khái lúc lâm chung do một niệm lầm lạc bèn
đọa thân súc sanh.


Trong lục đạo, Phật, Bồ Tát thị hiện mọi thứ thân hóa độ
chúng sanh, giúp cho hết thảy chúng sanh niệm Phật vãng sanh
thành Phật,
đó mới là rốt ráo viên mãn. Tu các pháp môn
khác, trong một đời chưa thấy có ai có thể chứng quả,
chẳng thấy có ai có thể vượt thoát luân hồi lục đạo.
Trong cuốn Niệm Phật Luận, Đàm Hư lão hòa thượng viết:
“Trong một đời, tôi gặp nhiều đắc Thiền Định, nhưng
chưa gặp được ai khai ngộ. Học Thiền nếu chẳng khai ngộ
thì chẳng thể liễu sanh thoát tử, chẳng thể thoát tam giới.
Đắc Thiền Định chỉ có thể sanh lên trời Tứ Thiền”.
Chỉ riêng mình pháp môn Niệm Phật ổn thỏa, thích đáng,
nhanh chóng, ai cũng có thể tu được, ai cũng có thể thành
tựu. Trong hội Hoa Nghiêm, sau cùng Bồ Tát Phổ Hiền cũng
đặc biệt đề xướng pháp môn Niệm Phật.


“Hư không giới tận, chúng sanh giới tận, chúng sanh phiền não
tận, sự hồi hướng này của tôi chẳng có cùng tận”:
Nguyện thứ mười được kết thúc cũng giống như những
nguyện trước. Phát tâm nhất định phải dài lâu, tu hành
phải “niệm niệm tiếp nối, chẳng có gián đoạn”.
Chẳng
hoài nghi, chẳng xen tạp, chẳng gián đoạn. Đại Thế Chí
Bồ Tát dạy chúng ta “tịnh niệm tiếp nối”, bốn chữ
này là bí quyết niệm Phật.
Tịnh là chẳng xen tạp, nếu
xen tạp tâm bèn chẳng thanh tịnh.
Tối đơn thuần, tối tinh
thuần là một câu Phật hiệu. Hiện tại chúng ta phải niệm
thêm một quyển kinh là vì tâm chẳng thanh tịnh. Nếu tâm
thanh tịnh, tuyệt đối chẳng xen tạp,
ngay cả kinh A Di Đà
cũng không cần đến nữa. Trong tâm từ sáng đến tối, trong
mười hai thời, trừ một câu Phật hiệu ra, không nghĩ đến
gì khác, người đó công phu thành phiến,
đạt đến Nhất
Tâm, đó là chân chánh thực hiện công phu. Đứng mất, đi
mất, biết trước lúc mất là công phu đạt đến cảnh giới
ấy.


Chúng ta chẳng bằng được những người ấy là vì chúng ta có
tạp niệm, Phật hiệu vừa niệm một phen đã gián đoạn.
Lúc làm việc, buông xuôi Phật hiệu, hùng hục gắng sức
làm việc, làm việc xong, buông bỏ công tác, lập tức đề
khởi Phật hiệu, chẳng có một tạp niệm. Lúc niệm Phật
trong tâm chớ nên lấn cấn còn nhiều chuyện mình chưa làm,
lúc làm việc lại niệm Phật hiệu. Nếu vậy, Phật hiệu
niệm cũng không tốt, việc làm cũng chẳng ra gì, đôi bề
đều mất cả.

Đến đây là giới thiệu xong mười nguyện. Phần sau, Phổ Hiền
Bồ Tát lại có nhiều khai thị trọng yếu, cũng là đem những
chỗ khẩn yếu trong mười nguyện đặc biệt chỉ dạy cho
chúng ta.


Lược Giảng Giáo Nghĩa Phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện, phần 2
hết






(1)
Nhất Thiết Trí là trí thấy rõ tất cả hết thảy pháp trong
mười phương pháp giới chỉ thuần là lý tánh Chân Không
(gọi là lý tánh Chân Không có nghĩa là lìa khỏi hết thảy
những tướng hư giả do cái thấy biết sai lầm, chẳng chấp
vào những tướng hư giả ấy, chứ không phải là Ngoan Không,
tức phủ nhận toàn bộ vạn hữu[/size]).


(2)
Khối phước: Dịch chữ “phước tụ”. Tu tập bao nhiêu
công đức tích lũy lại nên gọi là “phước tụ”.


(3)
Trí địa: Chữ Trí chỉ Nhất Thiết Trí (trí thông hiểu tướng
Không của hết thảy pháp, là trí của hàng Thanh Văn, Duyên
Giác), Đạo Chủng Trí (hiểu hết thảy đạo pháp sai biệt,
là trí của hàng Bồ Tát), Nhất Thiết Chủng Trí (hiểu rõ
tổng tướng, biệt tướng, đoạn Hoặc, giác Mê, là trí của
Phật). Địa là địa vị. Nói là “các thứ trí địa của
Bồ
Tát” là vì có đến bốn mươi địa vị.


(4)
Nhập Niết Bàn: Tiếng Phạn là Bát Niết Bàn (parinirvana),
còn dịch là Diệt Độ. Diệt là diệt phiền não, diệt sanh
tử; Độ là độ sanh. Có khi còn dịch là Viên Tịch hay Nhập
Diệt.

(5)
Xá-lợi: Những phần còn lại của xương đức Phật sau khi
thiêu, rất kiên cố, đa phần hình tròn, nhiều màu. Sau khi
đức Phật nhập diệt, A Nậu Lâu Đà và Ma Ha Ca Diếp chủ
trì việc thiêu kim thân, thiêu xong, thu được rất nhiều xá-lợi.
Việc phân bố xá-lợi nhằm tạo cơ hội cho chúng sanh sau
khi đức Phật nhập diệt, được gieo duyên đảnh lễ thân
Phật. Về sau thường được dùng theo nghĩa rộng để chỉ
xương cốt còn lại sau khi thiêu hóa của các vị Tổ Sư,
các cao tăng.


(6)
Hữu học, vô học: Hữu học chỉ người tu hành còn chưa
viên mãn, chưa liễu sanh thoát tử. Vô Học là bậc thánh giả
đã chứng quả La Hán trở lên, đã học viên mãn, không còn
phải học tập, tấn tu những cách để đoạn trừ phiền
não như trước khi chưa chứng quả La Hán.


(7)
Thị hiện: Thị là làm cho người khác thấy, Hiện là bày
ra. Thị hiện là biến hiện, hóa hiện, làm theo một cách
nào đó cho người khác thấy.



Tỳ Lô Giá Na (Vairochana): Hán dịch là Biến Nhất Thiết Xứ,
ý nói: quang minh của Phật chiếu thấu khắp hết thảy mọi
nơi; hoặc còn dịch là Đại Nhật Như Lai. Tỳ Lô Giá Na là
Pháp Thân của Phật Thích Ca, Thích Ca là Ứng Thân của Phật
Tỳ Lô Giá Na. Lô Xá Na là Báo Thân.[/size] Ngoài ra, còn có mười
loại thân:



1) Chúng sanh thân: thân tướng của chúng sanh trong lục đạo.
[/size]


2)
Quốc độ thân: Trong các thế giới khác nhau, vì thích ứng
với căn cơ sai biệt của chúng sanh, Lô Xá Na Phật hóa hiện
thân tướng khác nhau. Nói đúng ra, Quốc Độ Thân chính là
thân Phật. Gọi là sai khác vì tùy theo thân lượng của chúng
sanh từng quốc độ mà thân Phật lớn nhỏ, hào quang chiếu
xa hay gần, chúng sanh chỉ thấy được Ứng Thân hay thấy
được cả Báo Thân.


3)
Nghiệp báo thân: Thân cảm ứng do nghiệp báo.


4)
Thanh Văn Thân.


5)
Duyên Giác thân.


6)
Bồ Tát thân.


7)
Như Lai thân.



Trí thân: thân do trí huệ tu chứng viên minh cảm thành.


9)
Pháp Thân.


10)
Hư không thân: tướng thanh tịnh lìa cấu, chẳng có hình tướng,
nhưng thanh tịnh trọn khắp pháp giới, giống như hư không.

(9)
Chuyển Luân Thánh Vương: Vị vua cai quản toàn bộ tam thiên
đại thiên thế giới, oai lực rất lớn, hưởng thọ phước
báo rất lớn, có ngàn con, có đủ bảy báu vật, một trong
số đó là bánh xe báu (bảo luân); luân có khả năng xoay tròn,
bay lên hư không, đưa vua đi khắp nơi. Ngôi Luân Vương có
bốn loại: Kim, Ngân, Đồng, Thiết. Thiết Luân Vương chỉ
cai quản được Nam Thiệm Bộ Châu (Diêm Phù Đề).


(10)
Sát-lợi: Giai cấp thứ hai trong xã hội Ấn Độ, gọi đủ
là Sát Đế Lợi (Ksatriya), Hán dịch là Điền Chủ hoặc Vương
Chủng, giai cấp nắm quyền lực quân sự và chính trị, trực
tiếp cai trị xã hội Ấn Độ cổ thời.



La Môn: Hán dịch là Tịnh Hạnh, giai cấp thứ nhất của Ấn
Độ, đa phần là người tu hành, nắm giữ đặc quyền tế
lễ, biên chép, diễn giải kinh điển Ấn Độ Giáo.


Trưởng
giả: Người đạo đức cao, tuổi lớn, giàu có thì gọi là
Trưởng Giả.


(11)
Thiên long bát bộ: Tám bộ chúng thường theo nghe giảng Phật
pháp:


a) Thiên: các hữu tình thuộc hai mươi tám tầng trời.



b) Long: Loài rồng, thường sống trong biển cả, ao, hồ, sông,
nước, có thần thông, tánh tình dữ dội nóng nảy.


c)
Dạ Xoa: Loài quỷ bay được trên không, thích ăn người.

d)
Càn Thát Bà: Nhạc thần của Đế Thích.

e)
A Tu La: Người tu phước báo rất nhiều nhưng tâm sân hận
quá lớn bèn đọa trong loài này, có phước báo như chư Thiên,
nhưng thân hình thô xấu, thích đánh nhau với Đế Thích.


f)
Ca Lâu La: Giống chim to, rất hung bạo, thích ăn nuốt rồng.

g)
Khẩn Na La: Cũng là nhạc thần của Đế Thích, nhưng chỉ
tấu pháp nhạc, diễn giảng Phật pháp.


h)
Ma Hầu La Già: Một loại rắn thần lớn.
Về Đầu Trang Go down
https://hoahaotanchau.forumvi.com
 
động vật niệm Phật vãng sanh
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Niệm Phật Thấy Phật Vãng Sanh (Trương Biết) - Phật Âm
» Niệm Phật Hộ Niệm Vãng Sanh Để Lại Hương Thơm - PT Dương Thị Cúc
» Niệm Phật Đạt Niệm Lực Tương Tục Bảo Đảm Vãng Sanh
» Đứng Niệm Phật Vãng Sanh Full (Sư Bà Như Phụng) - Phật Âm
» NIỆM PHẬT VÃNG SANH LƯU XÁ LỢI

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
ƯỚC MONG THẾ GIỚI LÂN HÒA HẢO,NHÀ PHẬT CON TIÊN HÉ MIỆNG CƯỜI :: TRUYỆN PHẬT GIÁO-
Chuyển đến